Thứ ba, 11/12/2018, 08:46 AM

Sen đất ở chùa Bối Khê

Về chiêm bái chùa Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội đã đưa chúng tôi về với thế giới của sen đất, loài sen tổ đã sống được trên trăm năm rất quý hiếm, tỏa hương mát thơm dịu dàng và thanh tao.

Trong làng văn từ lâu đã có câu ca gây tranh cãi qua nhiều thế hệ:

"Đêm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen".

Cô giáo chúng tôi dạy rằng đây chỉ là cái cớ lém lỉnh và khéo léo của chàng trai muốn làm quen với cô gái mà bỏ quên chiếc áo trên cành, bởi sen đâu có cành và cành sen đâu có mạnh mẽ tới mức mắc được một chiếc áo bỏ quên. Sau đó được nghe bài dân ca với hình ảnh “Lên chùa bẻ một cành sen/ Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng”, tôi vẫn chỉ nghĩ rằng hình ảnh cành sen là sự ước lệ của dân gian mà không có thật. Cho đến khi được người bạn rủ lên chùa Bối Khê vào một ngày mùa hạ, chúng tôi mới được tận mắt chiêm ngưỡng “cành hoa sen” đã đi vào ca dao Việt Nam qua bao thế hệ - hoa sen đất.  

Hoa sen đất khá giống với sen đầm, cánh dày, to và trắng tinh khiết.

Hoa sen đất khá giống với sen đầm, cánh dày, to và trắng tinh khiết.

Trong các loài hoa sen mà tôi đã biết, chưa có loại hoa nào có thân gỗ và cành lá xanh quanh năm như hoa sen đất, cũng “lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng” như sen nhưng không mọc từ bùn mà mọc từ đất như các loài cây khác. Cũng chưa có loài sen nào lại có thời gian sinh trưởng dài và tươi lâu như vậy, thường đều đặn dâng hoa vào mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch, hoa tươi trong khoảng 1 tuần với hương thơm dịu dàng khiến nhiều người mê mẩn.

Hoa sen đất còn được gọi là hoa sen núi, hạ liên sơn, thái sơn mộc… hoa có màu trắng tinh, cánh dày và thơm hơn sen nước, khi nở hết cỡ to bằng cái bát ăn cơm. Loài cây này còn có quả, quả của nó thường có màu hồng nhạt, kích thước lớn và hình dáng giống như quả thông.

Sen đất là một giống hoa quý, rất kén đất, rất kén người chăm sóc. Hoa sen đất có thể trồng vào chậu, trồng ở sân vườn để trang trí bởi vẻ đẹp của nó, và ngoài ra còn có tác dụng thanh lọc không khí giúp trong lành hơn. Với tôi, hoa sen đất còn có nhiều xúc cảm khi gắn liền với cửa thiền, với nhà Phật.

Vị trí của chùa Bối Khê nơi trồng hoa sen đất khá thoáng đãng, chỉ cần đi qua cánh đồng còn trơ gốc rạ cuối vụ mùa hè là có thể tới đây. Với vị trí này, chùa Bối Khê không chỉ có cảnh quan xanh mát, mà còn được đón nhận nguồn nước ngầm sông Đỗ Động khiến cây hoa sen đất có thể đơm hoa trĩu cành, thơm mát dịu.

Bài liên quan

Nhìn những bông sen đất đủ màu sắc được phật tử hái vào, người làng Bối Khê cho biết: "Ở chùa Bối Khê vốn có hai cây sen đất do phật tử cung tiến từ trăm năm trước đây, nhưng một cây đã chết, chỉ còn lại duy nhất một cây. Sau đó cây sen này được chiết cành thành mấy chục cây nhưng không dễ bắt rễ đơm hoa, duy chỉ còn có bốn cây sống với đất tổ. Đời của hoa sen đất cũng “sớm nở tối tàn”, hoa chỉ có nhụy vàng chứ không có gương sen như sen nước, nhưng khi cánh hoa khô rồi vẫn sẽ còn thơm". Chính nhựa đất Phật, gió nguồn nơi đây dung dưỡng cho loài sen đất bền bỉ khoe nét đặc biệt của mình. Những bông hoa chúm chím vươn lên đón ánh sáng, có những bông sặc sỡ bung nở, khoe chiếc nhụy vàng óng bên trong, tỏa ra hương thơm thoang thoảng như xoa dịu tâm hồn.

Ở nhiều nơi khác, loài sen đất cũng được rất nhiều nhà tu hành đặc biệt chọn trồng, như trong khuôn viên chùa Quán Sứ có một cây, chùa Lý triều Quốc sư cũng có một cây, nhưng cây ít được mọi người để ý tới bởi đều hiếm khi ra hoa. Trước đây, sen đất còn mọc bạt ngàn ở vùng cánh cung Đông Triều - Quảng Ninh, trên các dãy núi Yên Tử, núi Đỉnh Hương, núi Bảo Đài xếp nếp nhau nhưng nay cũng không còn nhiều nữa qua chiến tranh và sự khai phá những thung lũng đất đai của con người. Nhân dân ta còn tương truyền rằng, khi vua Trần Nhân Tông chọn chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng - Bắc Giang) làm nơi tu hành đầu tiên, ngài đã trồng ở đây một cây sen đất nhưng cây đã bị giặc bắn cháy trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Những cây sen đất cho hạt giống được phát đi nhiều nơi nhưng chính cửa thiền là nơi loài sen này chọn để phô diễn vẻ đẹp tinh khiết của mình.

Trong hương sắc hoa sen đất cùng với hoa mộc, hoa đại phảng phất thơm dịu mát vấn vương, du khách chúng tôi tìm về chùa Bối Khê thấm đượm khói nhang, ngẫm lời kinh Phật và giác ngộ vô vi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm