Thứ tư, 09/02/2022, 06:53 AM

Sống thọ và an lạc là ý nghĩa của chữ “Thọ” trong tiểu cảnh Tết chùa Ba Vàng 2022

Nón, ánh điện sáng, ruộng lúa, ruộng hoa sen, hoa súng, toát lên nét đẹp văn hoá lúa nước của dân tộc Việt Nam, chứa đựng mong nguyện năm mới, mùa màng được bội thu, kinh tế được phát triển, con người được che chở bình an trong thời tiết mưa thuận gió hoà, tuổi thọ được gia tăng.

“Thọ” với thế gian là cao tuổi, sống lâu. Tiểu cảnh được kết hợp hài hoà giữa các hình tượng: nón, ánh điện sáng, ruộng lúa, ruộng hoa sen, hoa súng, toát lên nét đẹp văn hoá lúa nước của dân tộc Việt Nam, chứa đựng mong nguyện năm mới, mùa màng được bội thu, kinh tế được phát triển, con người được che chở bình an trong thời tiết mưa thuận gió hoà, tuổi thọ được gia tăng.

“Ai ở cõi đời này

Trường thọ và tốt đẹp

Kiếp trước không sát sinh

Lòng từ luôn rộng mở

Tự xét các lỗi lầm

Từ bỏ không tái phạm”

(Kinh Nikaya - Phẩm Trường thọ và đoản thọ)

Hàng trăm chiếc nón lá đã tạo nên mô hình tiểu cảnh chữ “Thọ”

Hàng trăm chiếc nón lá đã tạo nên mô hình tiểu cảnh chữ “Thọ”

Thiết kế độc đáo từ những chiếc đèn và nón lá chắc hẳn sẽ là một điểm thu hút du khách tham quan

Thiết kế độc đáo từ những chiếc đèn và nón lá chắc hẳn sẽ là một điểm thu hút du khách tham quan

Chữ “Thọ” trong Phật Pháp là một trong bốn của pháp tu Tứ Niệm Xứ. Có hai loại cảm thọ đó là “Thọ lạc” và “Thọ khổ”, hành giả tu tập phải nhận biết rõ ràng để không bị vướng mắc vào hai loại cảm thọ này. Tu tập để làm chủ các cảm thọ, vượt thoát khỏi sự ràng buộc của các cảm thọ dục lạc, đạt tới hỷ lạc, an lạc giải thoát, là nhiệm vụ, là hướng tới của hành giả thực hành thiền Tứ Niệm Xứ.

“Người hiền bỏ tất cả

Người lành không bàn dục

Dầu cảm thọ lạc khổ

Bậc trí không vui buồn”

(Kinh Pháp Cú, phẩm Hiền Trí, câu 83)

Qua tiểu cảnh này, chùa Ba Vàng không chỉ tái hiện ước muốn sống thọ, sống bình an sung túc của con người và điều đặc biệt là nhắc nhở người đệ tử Phật, phải chăm chuyên tu học Phật Pháp, khai ngộ tri kiến Phật, để thoát khỏi sự khổ đau ràng buộc của các khổ thọ, sớm đạt tới lạc thọ tịnh tĩnh tuyệt đối Niết bàn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch

Trong nước 05:45 03/12/2024

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni

Trong nước 14:00 02/12/2024

Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”

Trong nước 12:15 02/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)

Trong nước 13:15 01/12/2024

Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.

Xem thêm