Sự hóa độ rộng lớn và cùng khắp của đức Phật
Sứ mạng hóa độ của đức Phật thật nặng nề và khó khăn, nhưng nhờ trí tuệ sáng suốt, nhờ lòng từ bi rộng sâu, nhờ tinh thần bình đẳng triệt để và nhờ ý chí duxng mãnh không thối chuyển mà Đức Phật đã hoàn thành sứ mạng của mình một cách viên mãn.
> Đức Phật hóa độ người thợ cắt tóc không ham châu báu mà chỉ tìm giải thoát
Trong khi hóa độ, Ngài đã dựa theo ba nguyên tắc sau đây:
1. Hóa độ theo lớp căn cơ
Khi bắt đầu đi truyền đạo, ý nghĩ trước tiên của Ngài là đi vườn Lộc Uyển tìm thấy người bạn đồng tu với Ngài trước kia để thuyết pháp. Các người bạn ấy là các ông: Kiều Trần Như, Ác Bệ, Thấp Lực, Ma Ha Nam và Bạc Đề. Bài thuyết pháp đầu tiên ấy là Tứ Diệu Đế. Năm vị này điều được khai ngộ và trở thành năm đệ tử đầu tiên của Ngài. Kế đó, Ngài thuyết pháp trong 3 tháng cho 55 người này đều xin quy y theo Ngài và họp với 5 người trong nhóm ông Kiều Trần Như thành 60 đệ tử. Sáu mươi đệ tử này, sau khi giữ đúng giới luật, được Ngài thọ ký cho đi truyền đạo khắp nơi.
Ngài rời Lộc Uyển đi về phía nam đến xứ Ưu Lầu Tần Loa và hàng phục một vị tổ sư rất có uy tín của đạo Thờ Lửa là ông Ma Ha Ca Diếp và hai em ông.
Ông Ca Diếp mang tất cả đệ tử của mình gồm 2250 vị xin quy y theo Phật.
Nhớ lại lời hẹn xưa với vua Tần Bà Xa La, Ngài đi đến xứ Ma Kiệt Đà vào thành Vương Xá để độ cho vua. Vua Tần Bà Xa La gặp lại Ngài vui mừng khôn xiết, truyền xây tịnh xá Trúc lâm để thỉnh Phật và chúng Tăng ở lại thuyết pháp độ sanh.
Trong lúc Phật ở tại tịnh xá Trúc Lâm, thì vua Tịnh Phạn nghe tin Ngài đã thành Phật, truyền sứ giả đi thỉnh Ngài về thành Ca Tỳ La Vệ. Nhưng chín lần chín sứ giả ra đi đều biệt tăm, không trở lại. Thì ra những người này khi đến Trúc Lâm nghe Ngài thuyết pháp, đã say mê quên sứ mạng của mình và xin thọ giới xuất gia.
Lần thứ mười, Tịnh Phạn Vương sai một cận thần thân tín là Ưu Đà Di, mới thỉnh được Phật về. Trên đường từ thành Vương Xá trở về Ca Tỳ La Vệ, đức Phật đã thuyết pháp độ cho không biết bao nhiêu người. Về thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài ở lại 7 ngày. Mặc dù chỉ trong vòng thời gian ngắn ngủi ấy, Ngài cũng cảm hóa tất cả dòng họ Thích và tất cả những người trong dòng họ này đều xin xuất gia theo Phật, như các ông: Nan Đà, A Nan Đà, A Nâu Lâu Đà, La Hầu La...
Cách chế ngự và thu phục, hóa độ quỷ dữ Ãlavaka của Đức Phật
Sau khi trở về thăm gia đình và quê hương, đức Phật cùng các đệ tử lại tiếp tục đi truyền đạo. Ngài đi đến thành Xá Vệ là kinh đô nước Kiều Tát La, thuộc quyền thống trị của vua Ba Tư Nặc. Ở thành này, có một đại thần tên là Tu Đạt Đa, giàu lòng bố thí cho kẻ bần cùng côi cút, nên được gọi danh hiệu là Cấp Cô Độc Trưởng Giả. Ông rất ngưỡng mộ đức Phật nên đã trút tất cả tiền của vàng bạc trong kho ra mua khu vườn rộng lớn của Thái Tử Kỳ Đà để làm tịnh xá cho Phật và đệ tử của Ngài ở, thuyết pháp độ sanh.
Được ít lâu, nghe vua Tịnh Phạn đau nặng, sắp thăng hà, đức Phật vội vã trở về thăm cha lần cuối cùng. Thấy phụ thân buồn rầu trên giường bệnh, Phật thuyết về "Lẽ vô thường, khổ, không, vô ngã" cho vua nghe. Nghe xong, vua liền dứt hết phiền não, gương mặt vui tươi, cất tiếng niệm Phật, rồi băng hà một cách êm ái.
Sau khi Tịnh phạn Vương mất, bà mẹ nuôi của Phật là Ma Ha Ba Xà Ba Đề và bà Da Du Đà La cùng nhiều người bên nữ giới họ Thích xin được phép xuất gia. Từ đó trong đạo Phật, lần đầu tiên có hàng Tỳ Kheo Ni.
Đức Phật cũng các đệ tử lại tiếp tục đi truyền Đạo. Đi đến đâu Ngài cũng được sùng mộ, tin theo và nhiều người noi theo gương của ông Cấp Cô Độc lập tịnh xá, cất giảng đường để Ngài thuyết pháp độ sanh.
Như thế, chúng ta thấy đức Phật đã tuần tự hóa độ và kết nạp đệ tử, từ những hạng người đủ căn trí dễ hiểu thấu giáo lý của Ngài rồi mới rộng ra những người khác; lập Tỳ Kheo trước, rồi Tỳ Kheo Ni sau.
2. Hóa độ tùy phương tiện:
Trong suốt thời kỳ thuyết pháp độ sanh, lắm khi Ngài cũng gặp nhiều cảnh gay go trái ngược do lòng đố kỵ của ngoại đạo, tà giáo, hay lòng ganh ghét của nội thân quyến thuộc gây ra. Nhưng lúc nào Ngài cũng tùy phương tiện để cảm hóa họ và đưa họ về đường ngay lẽ phải. Chẳng hạn, khi thì Ngài bị cô gái con của ngoại đạo độn bụng giả có chửa đến giữa đạo tràng để vu oan cho Ngài; khi thì Ngài bị anh chàng Vô Não đuổi theo quyết giết Ngài để lấy ngón tay góp thêm cho đủ số 1000 ngón mà nó đã giết người để lấy, vì theo thuyết tà đạo, nó tin rằng có làm được như thế mới chứng quả; khi thì Ngài bị Đề Bà Đạt Đa, người anh em họ hung ác, âm mưu hãm hại Ngài bằng cách thả bầy voi say cho chạy đến chà đạp Ngài, hay lăn đá to từ trên núi cao xuống đè Ngài.
Kỹ nữ Ambapālī đã được đức Phật hóa độ như thế nào?
Nhưng tất cả những âm mưu ấy đều vô hiệu quả, vì oai đức uy danh và trí tuệ của Ngài bảo bọc Ngài, không một hành động xấu xa nào có thể thắng Ngài được. Ngài có đủ phương tiện khôn ngoan khéo léo, xoay chiều đổi hướng dễ dàng, hoán cải được tất cả những nghịch cảnh trở thành thuận lợi. Và cuối cùng, kẻ khinh ghét Ngài trở lại kính mến Ngài; người chống Ngài trở lại phục Ngài; kẻ ngoại đạo trở thành Phật tử. Bằng chứng là: Đề Bà Đạt Đa cũng được Ngài thọ ký, anh chàng Vô Não cũng được quy y, bầy voi say cũng được sám hối, vua A Xà Thế cũng hối cải và quay về đường ngay.
Nói tóm lại, đức Phật có đủ muôn ngàn phương tiện thích ứng với mọi người, mọi vật, mọi hoàn cảnh để hóa độ tất cả những ai mà Ngài đã gặp trên đường truyền đạo của Ngài. Không phải chỉ ngoài đời, mà ngay trong Giáo Hội của Ngài, Ngài cũng tùy theo căn cơ; tâm lý của mỗi đệ tử mà áp dụng phương pháp thích hợp. Chẳng hạn như đối với ông Nan Đà, mặc dù thân đã xuất gia mà tâm vẫn muốn ngao du, luyến ái bạn bè, Ngài dùng thần thông để đưa ông lên cõi trời xem những cảnh sống tốt đẹp, vui thú khác thường, rồi đưa ông xuống địa ngục mục kích những hình phạt đau đớn rùng rợn, hãi hùng để ông so sánh hai cảnh đời trái ngược mà tự chọn lựa lấy một đường.
Còn đối với ông A Nan, người học rộng nghe nhiều, nhưng vì nghiệp duyên còn nặng, nên mắc nạn "Ma Đăng Già truật, thì Phật lại đem giáo lý thâm sâu là kinh Lăng Nghiêm ra giảng dạy để cho ông A Nan thấy rõ được cái quý giá của chân tâm mà lo tu luyện, chứ không giong ruổi theo giả cảnh nữa.
Xem như thế thì đức Phật đã dùng phương tiện để tùy duyên hóa độ, như ông lương y giỏi tùy bệnh cho thuốc, chứ không nhứt thiết phải theo một đường lối cố định nào cả. Đối với kẻ thân, người thù, đối với kẻ thông minh hay người ngu độn, đối với kẻ giàu, người nghèo, Ngài đều có đủ pháp môn cho họ khai ngộ và quy y theo Ngài.
3. Hóa độ theo tinh thần bình đẳng:
Tinh thần triệt để bình đẳng là một điểm son quý giá nhất trong giáo lý của đức Phật, cũng như trong tâm hồn của Ngài. Ngay từ khi còn ấu thơ, tinh thần ấy đã được bộc lộ trong những cử chỉ cứu giúp những kẻ bần cùng, những con vật lâm nạn.
Khi thành đạo, tinh thần bình đẳng ấy lại bộc lộ rõ ràng hơn nữa. Ngài đã có những câu nói bất hủ, khiến cho ngày nay, người ta vẫn đem ra làm khuôn vàng thước ngọc. Như khi Ngài xin nước của một người thuộc giai cấp hạ tiện nhất Ấn Độ, người này sợ làm lây ô uế cho Ngài, thì Ngài phán bảo: "Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, trong nước mắt cùng mặn. Mỗi người sanh ra đều có Phật tánh và có thể thành Phật".
Trong Giáo hội của Ngài, Ngài nhận cả những người thuộc giai cấp hạ tiện. Như ông Ưu Ba Ly một đệ tử có tiếng tăm của Ngài về phương diện giới luật, là một người thuộc giai cấp hạ tiện Chiên Đà La, làm nghề gánh phân.
Sự thâu nhận ấy đã làm cho các vị vua chúa bất mãn. Chính vua Ba Tư Nặc đã bạch Phật: "Đấng Chí Tôn thâu nhận kẻ hèn hạ vào hàng Tăng đồ như vậy, không ngại rằng đá sỏi lẫn lộn với châu ngọc, làm mất giá trị của chúng Tăng sao?".
Phật dạy rằng:
"Người hèn hạ mà biết phát tâm Bồ Đề, xuất gia tu hành, chứng được quả Thánh, thì quý báu vô cùng, chẳng khác gì hoa sen mọc ở bùn lầy nhơ bẩn mà vẫn tinh khiết thơm tho".
"Một người sinh ra không phải liền thành Bà La Môn (giai cấp trên hết) hay Chiên Đà La (giai cấp thấp nhất), mà chính vì sở hành của người ấy, tạo thành Chiên Đà La hay Bà La Môn".
Ngài xâu giùm kim cho người mù, hoan hỷ nhận hòn đất sét mà đứa bé đã nắn để dâng Ngài, thọ lãnh bữa cơm cuối cùng do một người đốt than nghèo nàn dâng cúng.
Chính vì sự hóa độ bình đẳng như thế, mà kinh Đại Niết Bàn đã tán thán:
"Đức Như Lai không chỉ thuyết pháp cho các hạng người quyền quý như vua Bạt Đề Ca, mà cũng thuyết pháp cho hạng người bần cùng như ông Ưu Ba Ly; không riêng thọ lãnh sự cúng dường của những người giàu có như ông Tu Đạt Đa, mà cũng thọ lãnh sự cúng dường của các hạng nghèo khổ như ông Thuần Đà; không riêng cho phép xuất gia các hạng không có tánh tham như Ngài Ca Diếp, mà cũng cho phép xuất gia những người có nhiều tánh tham như ông Nan Đà; không những thuyết pháp cho hạng người an tịnh không dự việc đời, mà cũng thuyết pháp cho vua Tần Bà Ta La trong lúc đang bận rộn việc nước; không những thuyết pháp cho hạng thanh niên trẻ tuổi, mà cũng thuyết pháp cho bà Hoàng hậu Mạt Ly, mà thuyết pháp cho dâm nữ Liên Hoa".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Đức Phật 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Những đức tánh của Phật
Đức Phật 17:40 02/10/2024Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.
Bốn loại biện tài của Phật
Đức Phật 11:20 24/09/2024Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.
Xem thêm