Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

Mỗi kinh Phật thường có cách sắp xếp theo sáu pháp thành tựu (lục chủng thành tựu) để chứng tỏ kinh này là do Đức Phật giảng và có người nghe (tôn giả A nan) làm chứng ghi lại, chứ không phải ngụy tạo hay tôn giả A-nan nói ra.

Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang đó là:

1. Văn thành tựu: “Ta nghe” là chứng tỏ có tôn giả A Nan là người nghe và thuật lại.

2. Tín thành tựu: “như vầy” là chỉ pháp thoại Kim Cang mà Ngài A Nan nghe Phật thuyết.

3. Thời thành tựu: “Một thuở nọ” là thời gian nói kinh Kim Cang.

4. Chủ thành tựu: “Đức Phật” là pháp sư thuyết pháp.

5. Xứ thành tựu: “Vườn Kỳ-Thọ, Cấp-Cô-Độc tại nước Xá-Vệ” là địa điểm thuyết Kim Cang.

6. Chúng thành tựu: “cùng với chúng đại Tỳ-kheo, một nghìn hai trăm năm mươi người câu-hội” là thính chúng nghe pháp.

Mỗi kinh Phật thường có cách sắp xếp theo sáu pháp thành tựu (lục chủng thành tựu) để chứng tỏ kinh này là do Đức Phật giảng và có người nghe (tôn giả A nan) làm chứng ghi lại, chứ không phải ngụy tạo hay tôn giả A-nan nói ra.

Mỗi kinh Phật thường có cách sắp xếp theo sáu pháp thành tựu (lục chủng thành tựu) để chứng tỏ kinh này là do Đức Phật giảng và có người nghe (tôn giả A nan) làm chứng ghi lại, chứ không phải ngụy tạo hay tôn giả A-nan nói ra.

Ấn phẩm cổ nhất thế giới: Kinh Kim Cang

Tôn giả Tu Bồ Đề là người đương cơ (duyên khởi thành tựu) đã đảnh lễ thỉnh Phật (chủ thành tựu) trả lời những nghi vấn của ngài và tứ chúng (chúng thành tựu) về cách làm thế nào an trụ và hàng phục tâm.

Vì lòng từ bi thương tưởng, Đức Phật đã trả lời và nhờ thắng duyên này mà Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật được thành lập. Cũng giống các kinh khác đa phần đều do các đại đệ tử thưa thỉnh, Đức Phật trả lời và do nhân duyên đó mà các kinh được thành lập.

Ví dụ như Bồ tát Phổ Dũng làm đương cơ thưa thỉnh trong kinh Chánh Pháp (Arya Sanghatasutra Dharma Paryaya). Tôn giả A-nan là đương cơ trong kinh Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm. Tôn giả Xá Lợi Phất là đương cơ trong Ma-ha Bát Nhã Tâm kinh và A Di Đà. Bồ tát Vô Tận ý làm đương cơ trong kinh Phổ Môn. Tôn giả Mục Kiền Liên là đương cơ trong Kinh Phụ Mẫu Báo Ân. Pháp Vương Tử Mạn Thù Thất Lợi là đương cơ trong kinh Dược Sư và tôn giả Tu Bồ Đề là đương cơ cho Đức Phật giảng kinh Kim Cang.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh A Nậu La Độ

Kinh Phật 15:00 09/04/2024

Đây là những điều mà tôi đã được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Trùng Các, trong rừng Đại Lâm, không xa thành phố Tỳ Xá Ly. Lúc bấy giờ đại đức A Nậu La Độ đang cư trú tại một cái am trong rừng, không xa nơi Bụt ở.

Kinh bồi đắp niềm tin

Kinh Phật 11:45 03/04/2024

Tuệ giác và niềm tin là những báu vật sáng chói nhất. Đó là những châu báu, tài sản cao cấp, trong khi đó thì tất cả các tài lợi, gia sản của thế gian đều vô thường.

Kinh phân biệt chánh tà

Kinh Phật 12:00 18/03/2024

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có người ở trong nhóm tà kiến thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Xem thêm