Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 13/12/2023, 10:30 AM

Sự khác nhau giữa “chấp trước” và “tinh tấn”

“Tinh” là tinh thuần, cũng chính là nói thuần mà không tạp gọi là tinh, đồng thời học hai thứ thì là tạp rồi. Một môn thâm nhập là tinh. “Tấn” hay tiến là tiến bộ, không thoái lui.

Chúng ta tu Tịnh Độ, Phật ở trong Kinh dạy dỗ chúng ta, đây là đích thân từ Thích Ca Mâu Ni Phật nói ra: “Chấp trì danh hiệu”, chấp chính là chấp trước, trì là bảo trì. Đây là nói với người nào? Là nói với người căn tánh trung hạ, bạn nhất định được vãng sanh, sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư, chấp trì danh hiệu là bạn có chấp trước. Nếu không có chấp trước thì sao? Không có chấp trước thì bạn sanh vào cõi Phương Tiện Hữu Dư. Bạn có phải là tinh tấn không? Tinh tấn, tinh tấn thật sự mà không chấp trước. Nếu bạn không tinh tấn thì không thể vãng sanh, cho nên chấp trì danh hiệu nhất định được vãng sanh Tịnh Độ. Tịnh Độ là pháp môn rất đặc biệt, rất thù thắng, vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc ở bậc hạ hạ phẩm trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư, có thể hưởng thụ bình đẳng với người sanh về Thượng Thượng Phẩm ở cõi Thật Báo. Hưởng thụ điều gì? Trí huệ, thần thông, đạo lực là bình đẳng, điều này bất khả tư nghị. Đây là điều mà trong tám vạn bốn ngàn pháp môn không có, đây cũng là Phật nói với chúng ta, hơn nữa là A Di Đà Phật đích thân nói, đã nói trong bốn mươi tám nguyện. Bạn xem chúng sanh mười phương niệm Phật vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc “đều làm Bồ Tát A Duy Việt Trí”. A Duy Việt Trí là địa vị như thế nào? Là Bồ Tát Thất Địa, Thất Địa trở lên gọi là A Duy Việt Trí.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Bạn xem người vãng sanh về Hạ Hạ Phẩm ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư, ngay cả tư cách Tu Đà Hoàn còn không đủ, vừa sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc tự nhiên trí huệ, thần thông đạo lực của họ bằng với Bồ Tát Thất Địa. Việc này nói không thông, không có ai tin, cho nên gọi là pháp môn khó tin. Đây là nguyên nhân gì? Bạn tỉ mỉ quan sát thì sẽ hiểu rõ, đến Thế Giới Cực Lạc là nương vào quang minh của A Di Đà Phật, cũng chính là nói thần thông, đạo lực, tướng hảo của bạn là được A Di Đà Phật gia trì, không phải là tự bạn tu được, công phu tu của bản thân bạn chưa tới. Chúng ta đang nói về vãng sanh đến hạ hạ phẩm ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư, đến khi nào bạn mới tu đạt đến công phu này? Mười hai kiếp, ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc tu hành mười hai kiếp. Điều này là ở trong “Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật” có nói, mười hai kiếp bạn mới tu đến được, lúc đó thì thần thông, đạo lực là của chính bạn, còn trước đó thì là của A Di Đà Phật. Chúng tôi lấy ví dụ để bạn dễ hiểu, bạn là người nghèo hèn, nghèo là không có tiền, không có tài phú, phải đi xin ăn. Hèn là gì? Không có địa vị trong xã hội, nghèo hèn đến mức cùng cực phải đi ăn xin. Đột nhiên bạn được Nhà Vua nhìn thấy, Nhà Vua bảo bạn theo hầu vua, ra khỏi cửa, Nhà vua ngồi trên xe, bạn cũng ngồi trên xe; Nhà vua mặc y phục, bạn cũng mặc y phục; Nhà vua ăn uống, bạn cũng được ăn, là giống sự việc này. A Di Đà Phật giống như Nhà vua vậy, chúng ta giống như người ăn mày, vừa chạy vào Hoàng cung thì được thơm lây từ Ngài, là đạo lý như vậy.

Đến khi nào thì chính chúng ta mới có trí huệ, thần thông, đạo lực như vậy? Sau mười hai kiếp thì mình tu thành, khi đó cũng là như vậy, nhưng đây là của chính mình, chính mình dần dần nâng lên từng tầng từng tầng, nâng lên đến vị thứ này. Cho nên đây là môi trường đặc thù, trong cõi nước mười phương chư Phật không có, tận hư không khắp pháp giới chỉ có Thế Giới Cực Lạc có, cho nên mười phương ba đời tất cả chư Phật đều khuyên người vãng sanh về Tịnh Độ. Thích Ca Mâu Ni Phật không khuyên người vãng sanh về Tịnh Độ của Thế giới Ta Bà, Ngài có cõi Thật Báo, Ngài có cõi Phương tiện, bạn xem Ngài đều khuyên người vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc. Rất có đạo lý. Phật rất từ bi, tuyệt đối không keo kiệt, nhất định con phải đi theo Ta. Ngài không như vậy, Ngài giới thiệu người khác cho bạn, cho nên ân đức này quá lớn. Chúng ta tin tưởng lời giới thiệu của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, tin tưởng bốn mươi tám nguyện của A Di Đà Phật, mỗi nguyện đều thành hiện thực, không có nguyện nào là nguyện suông. Thật sự làm cho rõ ràng, làm cho thấu đáo, bạn sẽ một lòng một dạ nhất tâm tu pháp môn Tịnh Độ, đời này nhất định đến Tịnh Độ.

Nhưng bạn phải thật sự buông xuống thế gian này, nếu danh văn lợi dưỡng, tự tư tự lợi, hưởng thụ ngũ dục lục trần, tham sân si mạn không buông xuống được thì bạn không đi được. Những thứ này là gì? Là gánh nặng. Nó sẽ kéo bạn lại Thế giới Ta Bà, trói buộc bạn vào Lục đạo luân hồi, vậy thì bạn không có cách gì. Cho nên những thứ này thảy đều phải buông xuống. Khi nào thì buông xuống? Không phải nói đến lúc lâm chung mới buông xuống, mà hiện tại phải buông xuống. Hiện tại buông xuống thì bạn nắm chắc, lâm chung mới buông xuống thì không nắm chắc, cho nên phải làm cho rõ ràng đạo lý này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm