Suy ngẫm về sự ra đi của nữ văn sĩ Quỳnh Dao
Suy cho cùng thì cái chết của nữ văn sĩ Quỳnh Dao cũng là sự lựa chọn của bà ấy.
Nếu như ở một số nước Châu Âu đã cho phép người ta tự chọn cái chết cho mình trên giường bệnh như một ân huệ cuối cùng được chính phủ nước đó cho phép thì ở các bệnh viện Châu Á vẫn chưa công nhận, thế nên bà đã chọn cho mình cách ra đi nhẹ nhàng và đẹp đẽ đối với bà như những bông hoa tuyết - phiên nhiên, mặc dù bà sẽ về cõi nào trong tam giới thì chỉ có trời biết, nhưng đó là chuyện của bà.
Bà cũng đã khuyên những người trẻ đừng chọn cái chết như bà khi tuổi đời còn trẻ mà hãy sống nhiệt huyết, hết lòng, dám yêu, dám nghĩ, dám sống và dám chết cho đến cuối đời. Dĩ nhiên theo nguyên lý của nhà Phật thì chuyện kết liễu cuộc đời kiểu này là chuyện của phàm tình thế tục không được cổ suý, thậm chí là phạm giới sát.
Theo đó, có thể thấy, trong Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda), vấn đề này được đề cập trong một số bài kinh trong Tam Tạng Kinh Điển (Tipiṭaka), đặc biệt trong phần Kinh Tạng (Sutta Piṭaka). Cụ thể, một số bài kinh liên quan đến chủ đề này có:
1. Culavagga (Tiểu Phẩm) - Luật Tạng
Trong Luật Tạng (Vinaya Piṭaka), phần Culavagga, có nhắc đến việc một số Tỳ-kheo tự sát hoặc yêu cầu người khác giúp họ tự sát vì không chịu nổi đau đớn thân xác. Đức Phật sau đó đã cấm hành vi này và quy định rằng tự sát hoặc hỗ trợ người khác tự sát là vi phạm giới luật. Điều này cho thấy tự sát bị xem là hành động sai trái trong khuôn khổ giới luật của các Tỳ-kheo.
2. Kinh Channa (Samyutta Nikaya 35.87) Tương Ưng Bộ Kinh, chương 35, bài kinh số 87
Trong Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikāya), bài kinh Channa Sutta nói về Tỳ-kheo Channa, người đã tự sát bằng cách sử dụng dao. Sau khi Channa tự sát, các Tỳ-kheo khác hỏi Đức Phật liệu Channa có phạm lỗi hay không. Đức Phật giải thích rằng Channa không thực hiện hành động này vì vô minh hay tham ái, mà do không chịu đựng nổi cơn đau khổ thân xác nghiêm trọng.
Theo Đức Phật, Channa đã không tạo thêm nghiệp bất thiện nghiêm trọng, nhưng tự sát vẫn không được khuyến khích vì nó không phải là cách giải quyết khổ đau.
3. Kinh Devadatta (Samyutta Nikaya 6.1) Tương Ưng Bộ Kinh (SN 6.1)
Trong trường hợp của Devadatta, một nhân vật nổi tiếng vì hành động bất thiện, mặc dù không trực tiếp tự sát, nhưng ông đã tự đưa mình đến tình trạng nguy hiểm và cuối cùng mất mạng. Điều này cũng được xem là hành động không tốt trong ánh sáng của Giáo Pháp, vì nó xuất phát từ tham ái và sân hận.
Nghĩ kỹ thì nghiệp của ai người đó gánh, phước của ai người đó hưởng, chuyện bà từng phạm lỗi lầm, từng tham sân si, hận thù, yêu ghét trong cuộc đời bà và cả trên các tác phẩm ngôn tình, âu cũng là cách bà đến với cuộc đời này để trả vay, gieo gặt. Bà có về đâu cũng chỉ là non thẳm. Siêu hay đoạ là lựa chọn của bà, phải không?! Vì thế chúng ta hãy cứ là một người khách quan đừng phán xét người khác.
Có một điều mà tôi khâm phục bà, đó là đã dũng cảm hành xử theo trái tim và lý trí của mình, dẫu đó là trí của phàm nhân nhưng cuộc đời của bà thì bà tự quyết định chẳng mắc mớ gì tới ai. Bà đã sống một cuộc đời như bà mong muốn và cháy hết mình với nó, đến với cuộc đời bằng chữ tình thì ra đi cũng bởi chữ tình với gia đình, độc giả.
Chuyện đời từ muôn kiếp vốn dĩ là như thế. Càng dính mắc thì càng đau khổ. Mình dùng tâm gì nhìn cuộc đời thì nó sẽ phản chiếu lại như thế.
Ai bắt chước bà thì sẽ gặp nhau ở điểm chung nào đó trên dòng luân hồi này, và cái điểm chung đó dẫn về phương trời miên viễn nào thì cũng là duyên nghiệp của mỗi người. Ai có trí tuệ giải thoát thì chọn cách ra đi của thánh nhân thấy biết rõ 4 đế (bốn sự thật về khổ), tịnh chỉ rồi đi luôn không trở lại, cũng là một kiểu tự sát, nhưng điều này không được khuyến khích trong Phật giáo, tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt cần phải xem xét tâm lý và động cơ (như những bài kinh dẫn ở trên).
Tóm lại là phàm hay thánh, thiết nghĩ cũng như nước sông và nước giếng không gặp được nhau. Xuôi dòng hay ngược dòng đâu phải ai muốn cũng được khi nhân duyên và ba-la-mật chưa đủ.
Cầu mong bà được an nghỉ; dù ở cảnh giới nào cũng được an vui và thoát khổ đau sanh tử.
Thy Lâm - một Phật tử đang sinh sống, làm việc tại Hoa Kỳ. Chị là tác giả của tác phẩm "Trọn vẹn từng khoảnh khắc", Nxb Công Thương và Thái Hà Books ấn hành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Câu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông: Vì người ở lại…
Góc quán niệm 12:00 10/12/2024Dù đã 12 năm trôi qua nhưng mỗi lần nhớ lại khoảnh khắc va chạm giao thông vào ngày 11/11/2022 tôi vẫn rùng mình…
Khi chết nên chôn hay hỏa táng?
Góc quán niệm 11:18 01/12/2024Đã rất nhiều người hỏi tôi câu hỏi ấy trong những buổi tôi nói chuyện, chia sẻ tại các khóa tu ở các chùa.
Những người theo Phật
Góc quán niệm 10:10 25/11/2024Đầu tháng 5, tôi và em gái rời Sài Gòn về quê giỗ mẹ.
Xem thêm