Vì sao gọi là chú Đại Bi?

Có người nói "Tôi niệm Chú Đại Bi, tại sao không lành bệnh"?

"Đại bi đại từ tiêu sạch bệnh

Đài gương ghi tội hóa oai ngời"

"Đại Bi Đại Từ năng khử bệnh": Vì sao gọi là Chú Đại Bi? Là vì "Bi năng bạt khổ".

Nghĩa là Bi có công năng làm cho tất cả khổ nạn của chúng sanh đều được tiêu trừ. Đó là bớt khổ thêm vui (bạt khổ dư lạc), cho nên gọi là Đại Bi chú. Bớt khổ thêm vui, chủ yếu là việc chữa lành bệnh tật, bất cứ là bệnh gì.

Người nào niệm Chú Đại Bi thì bệnh khổ đều có thể tiêu trừ. Có người nói "Tôi niệm Chú Đại Bi, tại sao không lành bệnh?". Bởi vì bạn chưa nghiêng hết lòng thành. Nếu bạn một lòng thành khẩn thì Chú Đại Bi nhất định sẽ có sự linh ứng.

"Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền": Trong một ngày chúng ta có thể niệm 108 biến, niệm xong một ngàn ngày, tức là ba năm. Thập điện Diêm Vương đều vui mừng, bệnh gì cũng có thể chữa lành. Lúc nầy, bạn đã trồng rất nhiều công đức rồi. Bởi vì trong ba năm, mỗi ngày đều trì tụng Thần chú mà lại không hề tạo tác nghiệp nhân. Lại nữa ở trong địa ngục có một "đài gương báo tội" (nghiệt kính đài).

Chú Đại bi 84 biến (dễ đọc, dễ nhìn)

Vì sao gọi là chú Đại Bi? 1

Nếu bạn tạo tác một nghiệp tội gì thì đài gương kia đều hiện ra đầy đủ, cũng giống như hình ảnh đang hiện rõ trên màn ảnh ti vi không khác. Chẳng hạn như một người trong đời gây ra tội sát nhân, thì trong gương báo tội sẽ hiện ra trạng cảnh người đó sát nhân. Nếu người đó đi ăn trộm, thì trong gương sẽ hiện ra cảnh người ấy đi ăn trộm. Nếu như một người đi đốt nhà người ta, trong gương ghi tội sẽ hiện ra rõ ràng hành động tạo tác ấy. Nếu bạn không có nghiệp tội gì thì sao? Nếu vậy thì trong gương cũng không có một mảy may cảnh giới báo ứng nào hiện ra cả.

Vì vậy, nếu bạn trì tụng Thần chú này trong ba năm mà không hề uống rượu, ăn thịt, dùng ngũ vị tân, lúc gương nghiệp chiếu đến, tội báo của bạn đã được tẩy sạch; trong địa ngục sẽ đeo cho bạn một tấm biển, tấm biển này nói rằng: Người này trì tụng Chú Đại Bi nên nghiệp tội đã được hóa giải.

Tất cả quỷ thần ở trong địa ngục lúc thấy người nầy đều nên cúi đầu lễ bái và cung kính như cung kính chư Phật vậy, đồng thời nên hộ trì người ấy, như hầu cận chư Phật vậy.

Cũng nên báo cho các quỷ thần khác bảo cho họ biết, mỗi khi thấy người này không thể làm cho người này phiền toái. Cho nên, Thần lực của Chú Đại Bi này là không thế nghĩ bàn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Nghĩa thật từ “chết”

Phật giáo thường thức 15:00 02/04/2025

Sau khi chết sẽ như thế nào vốn là một câu hỏi lớn của con người từ xưa đến nay.

Tại sao nói “thân người khó được” khi dân số thế giới ngày một tăng?

Phật giáo thường thức 14:46 02/04/2025

Hỏi: Con là một người ngoại đạo, tình cờ con đọc sách Phật và thấy câu nói: "thân người khó được...", con thấy tỉ lệ sinh nhiều hơn tỉ lệ chết, dân số thế giới ngày một tăng, vậy tại sao lại nói thân người khó được?

Tạo phước để hồi hướng

Phật giáo thường thức 14:00 02/04/2025

Hỏi: Ba tôi vừa mất được hơn 21 ngày, mỗi tuần thất tôi đều làm cỗ chay dâng cúng và tụng kinh A Di Đà để hồi hướng công đức. Nay tôi phát nguyện tụng kinh Địa Tạng và ăn chay cho đến ngày chung thất để hồi hướng phước đức cho ba, không biết như vậy thì ba tôi có hưởng được chút phước báo nào từ những việc làm của tôi không?

Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng pháp?

Phật giáo thường thức 13:17 02/04/2025

Một Phật tử khi quy y và thường xuyên sinh hoạt với một chùa, nhưng lại đến công quả và dự khóa tu ở một ngôi chùa khác, như thế, thì có lỗi là bỏ chùa của mình hay không?

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo