Takigyo: Thiền định dưới thác nước
Takigyo là phương pháp thiền truyền thống của người Nhật Bản. Người thiền đứng dưới chân thác nước, cầu nguyện trong khi dòng nước xối thẳng vào người.
>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Thiền định
Trang phục yêu cầu là "Shiro-Shozoku", một loại áo choàng màu trắng dành cho người đã mất. Khi nước thác xối từ trên cao xuống, người đứng dưới trong trạng thái tĩnh tâm, thở đều và cầu nguyện. Tùy vào sức nước, trạng thái sức khỏe, thời gian thiền có thể kéo dài từ một đến 20 phút, hoặc lâu hơn.
Bên cạnh cầu nguyện sự an lành, hạnh phúc trong cuộc sống, thiền Takigyo còn có ý nghĩa sâu xa giúp con người gần gũi, kết nối hơn với thiên nhiên. Từ xa xưa, người Nhật ý thức rõ mối quan hệ không thể tách rời giữa thiên nhiên và con người. Thiên nhiên cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho loài người. Thiên tai, lũ lụt đe dọa cuộc sống loài người cũng do thiên nhiên mang đến.
Điều đầu tiên cần làm khi bắt đầu thiền là cúi người về phía trước, hai tay chạm ngực như một lời chào. Khi đến lưu vực thác, người thiền phải quỳ gối, dùng muôi gỗ múc nước đổ lên hai vai, đọc họ tên đầy đủ. Tiếp đến đứng dậy, chắp tay trước ngực, vái lạy ba lần khu vực chính giữa, bên trái, bên phải thác. Sau đó quay lưng lại thác nước, để nước thác xối lần lượt vào vai bên phải trước, vai bên trái sau, đến cổ, rồi cả cơ thể.
Khi mới tiếp xúc với nước, nên tránh để nước thác xối thẳng vào đỉnh đầu bởi đó là một "tử huyệt". Lúc thiền và cầu nguyện, cố gắng tập trung giữ nhịp thở đều.
Trong khi thiền, các thầy tu bên ngoài niệm câu thần chú Hannya Shingyo (Câu thần chú Của Trái tim). Người đứng dưới thác là nam, câu thần chú được niệm 7 lần, người thiền nữ sẽ niệm 3 lần. Vừa niệm, các thầy tu vừa đếm chuỗi tràng (juzu) 108 hạt đeo trên cổ tay. Trong đạo Phật, số 108 tượng trưng cho 108 phiền não của con người. Người ta tin 108 phiền não này sẽ được xóa bỏ vào dịp cuối năm.
Trước khi tham thiền, cần khởi động cơ thể kỹ càng, tập các bài tập phát triển cơ bụng, ngủ đủ giấc. Những người bị đau lưng, cổ, vai, gặp các vấn đề về tim, say rượu, không nên tham gia thiền.
Thiền Takiyo không chỉ phổ biến với người Nhật, còn được nhiều người nước ngoài trải nghiệm tại các ngôi chùa trên núi ở Nhật Bản.
Một du khách thiền dưới thác tại chùa Izurusan Manganji, tỉnh Tochigi, chia sẻ như được tiếp năng lượng sau khi thiền. "Trong 20 giây đầu, nước rất lạnh, tôi cảm nhận được những giọt nước đập vào người. Dần dần, tinh thần tôi thanh thản, tâm trạng cải thiện rõ rệt. Tôi sẽ đăng ký thiền thêm một lần nữa", nữ du khách này nói.
Nhà sư Ayabe cho biết ông thường lên núi thiền ít nhất một tháng một lần, mỗi lần một giờ kể cả mùa đông. Ông nói rằng cảm giác sảng khoái, an nhiên sau khi thiền sẽ kéo dài ba ngày đến một tuần sau đó.
Nguồn: VnExpress
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý
Kiến thức 18:30 31/10/2024Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.
Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình
Kiến thức 13:10 31/10/2024Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.
Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”
Kiến thức 12:00 31/10/2024Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.
Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư
Kiến thức 11:10 31/10/2024Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Xem thêm