Thứ tư, 27/12/2023, 12:40 PM

Cách quy y và phát nguyện với Bồ tát Địa Tạng

Quy y Bồ-tát Địa Tạng chính là quay về nương tựa vào Ngài Địa Tạng Bồ-tát. Vậy làm sao để quay về nương tựa nơi Ngài đây?

Đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu hai chữ Quy y là gì? Vì sao nên Quy y Bồ tát 

Chữ Quy nghĩa là quay trở về. Chữ Y chính là nương tựa vậy. Quy y Bồ-tát Địa Tạng chính là quay về nương tựa vào Ngài Địa Tạng Bồ-tát. Vậy làm sao để quay về nương tựa nơi Ngài đây?

Chính là chúng ta phải bỏ ác hành thiện, bỏ tà về chánh. 

Xưa kia chúng ta chưa quy y nương tựa Ngài chúng ta thảy đều không có nơi nương tựa, Bồ-tát dạy chúng ta phải bỏ ác làm lành, phải cố gắng ăn chay hoặc ăn chay theo kỳ hoặc ăn chay trường, giữ giới, tu tập.

Nay chúng ta phát nguyện Quy y Bồ-tát thì trước phải làm theo lời dạy bảo của Ngài, sau mới quay về nương tựa.

Chẳng thể nói rằng, trong Kinh nói Quy y Bồ-tát thật có nhiều công đức, thật nhiều lợi ích mà chỉ đọc Quy y phát nguyện suông rồi vẫn chứng nào tật nấy, vẫn làm các việc ác, vẫn giữ tâm xấu ác, đó không phải chân thật gọi là quay về nương tựa mà chỉ là làm nhọc thêm cho Ngài Địa Tạng phải lo lắng cứu độ cho chư vị.

Công đức thờ cúng Bồ tát Địa Tạng

94889873_1898408033629306_1619322865251778560_n

Vậy chúng ta nên Quy y Bồ-tát Địa Tạng và phát nguyện như thế nào? 

Quy y Địa Tạng Bồ tát 

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo (3 lần)

Nam Mô Địa Tạng Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần)

Đệ tử tên..., Pháp Danh nếu có…,Nay con nghe trong Kinh Địa Tạng Phật tuyên thuyết, giảng nói về những sự không thể nghĩ bàn của Ngài khiến con rất cảm động và chân thật một lòng một dạ đối trước Đại Thánh Địa Tạng xin được phát lời nguyện:

“Con nguyện từ hôm nay trọn đời trọn kiếp đến tận cùng đời vị lai nhẫn cho đến ngày con thành Phật, con nguyện đời đời kiếp kiếp được quy y nương tựa nơi Ngài.

Con nguyện đến tận cùng đời vị lai nhẫn đến ngày con thành Phật đời đời kiếp kiếp con nguyện sẽ dùng trăm ngàn phương tiện dẫn dắt khuyến dụ khiến cho hết thảy tất cả chúng sanh đồng biết đến Ngài và Quy y Ngài hầu làm cho tất cả chúng sanh đều được lợi ích lớn.

Đại Thánh Địa Tạng! Con ngưỡng mong Ngài rủ lòng đại từ bi thương xót mà chứng minh cho sự Quy y cùng lời nguyện này của con khiến con đời đời kiếp kiếp đều không bao giờ quên.

Hiện nay con là phàm phu ngu si vô trí nghiệp chướng sâu nặng, ngưỡng mong Đại Thánh rủ lòng từ bi thương xót con cùng hết thảy tất cả chúng sanh mà gia hộ cho con cùng hết thảy muôn loài đều được an lạc, sở nguyện như ý, trí huệ mở mang, nghiệp chướng thảy đều tiêu trừ, mau đạt được bổn tâm thanh tịnh, rốt ráo rồi đều sẽ mau chóng thoát ly sanh tử thành đạo Bồ Đề.”

Chư vị nếu không thuộc được có thể lấy giấy ra viết lại. Mỗi ngày quay mặt trước tượng Bồ-tát chắp tay nhớ nghĩ đến Bồ-tát phát nguyện.

Nếu ai chưa đủ duyên không có tượng Bồ-tát thì quay mặt về hướng Nam mà phát nguyện (không bỏ ngày nào, ít nhất trong 1 năm.)

Cách phát nguyện như vậy phải thật tâm. Nếu thật tâm thật dạ thì lợi ích chẳng thể nghĩ bàn. Nhiều chư vị đồng tu khác đều nương sự quy y cùng phát nguyện này mà đạt được những sự vi diệu khó thể nghĩ bàn, mọi sở nguyện đều được như ý.

Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện cùng trong Kinh Địa Tạng Thập Luân Phật có nói rất rõ và khuyên bảo chúng sanh đều nên phát tâm quy y cúng dường Ngài Địa Tạng thời đặng lợi ích không thể nghĩ bàn không có cùng tận. Nếu các việc lợi ích to lớn như trong Kinh đã thuyết là hư dối không thật thì Mười Phương Chư Phật và Phật Thích Ca đều thành vọng ngữ chỉ trừ kẻ không chí thành hoặc không thành tâm.

Hy vọng ít nhất mỗi Phật tử chúng ta đều nên y giáo phụng hành quy kính và nương tựa Quy t với Bồ-tát Địa Tạng như lời phó chúc của Thích Ca Mâu Ni Phật dặn dò Bồ-tát Địa Tạng tới tận 3 lần trước khi Phật nhập Niết Bàn.

“Tất cả các loài chúng sanh Trời, Người, tám bộ chúng v..v.. trong đời tương lai sau này nay ta ân cần phó chúc cho ông.

Địa Tạng Bồ-tát…Ông hãy nhớ nghĩ đến ta ân cần phó chúc đây mà gắng độ chúng sanh trong cõi Ta Bà nên đến khi Phật Di Lặc ra đời, đều đặng giải thoát các điều khổ. Gặp Phật, được Phật Thọ ký.”

Mỗi Phật tử chúng ta Phát nguyện Quy y Bồ-tát rồi đều nên phát tâm lạy Bồ-tát 3.000 lạy để thể hiện lòng thành kính của mình tới Bồ-tát được vậy quyết chắc quý vị sẽ lần lần cảm nhận được sự thay đổi tốt đẹp lên hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta.

(3.000 lạy thật ra rất dễ mỗi ngày lạy 100 lạy thì 1 tháng là xong, nếu 50 lạy mỗi ngày là 2 tháng là xong, chúng ta nên lạy trong vòng chậm nhất là 3 tháng kể từ khi phát nguyện Quy y nương tựa Bồ-tát). 

Cầu nguyện cho hết thảy chư vị hết thảy đều được an ổn và sớm thành tựu mọi sở nguyện như ý.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm