Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 02/06/2024, 12:01 PM

Tâm và bệnh về tâm

Sự khỏe mạnh của thân thể là quan trọng vì quan điểm của đạo Phật vốn coi thân là phương tiện để thành tựu giác ngộ tâm linh.

Đạo Phật không muốn con người phải trải qua phần lớn cuộc đời mình trong tình trạng sức khỏe không tốt, vì trong tình trạng sức khỏe tồi tệ, người ta không có khả năng đạt đến những mục đích cao nhất. Mặc dù đạo Phật quan niệm giữa thân và tâm có mối quan hệ khắng khít nhau, giáo lý đạo Phật đặc biệt chú trọng nhiều hơn đến tâm và sức mạnh của tâm. Ngay trong câu kinh Pháp cú đầu tiên, đạo Phật quan niệm ta là kết quả tư duy của chính mình. Do đó, nguồn sống và nguồn hạnh phúc hay bất hạnh nằm trong năng lực của mỗi người. Không ai có thể hại chúng ta trừ chính bản thân mình. Tùy loại tư duy mà thân thể chúng ta khỏe mạnh hay đau ốm, cao thượng hay thấp hèn.

Chính vì vậy, đạo Phật xem tư tưởng là nghiệp nhân tạo nên các hành động của thân và lời nói. Vì lẽ đó, sức mạnh tinh thần được xem là vô cùng quan trọng và đạo Phật chú trọng đến sự rèn luyện tinh thần để đạt đến trạng thái sức khỏe tốt nhất. Sự quan tâm về sức khỏe tinh thần cũng được xem là sự nghiệp đích thực của chư tăng ni. Sự tu tập đặt cơ sở trên niềm tin rằng thân và tâm đều có thể mắc bệnh. Thế nhưng vì tâm có khả năng thoát ly khỏi thân, nên vẫn có trường hợp một tâm hồn khỏe mạnh trong một thân thể bệnh tật.

Khái niệm về sức khỏe và bệnh tật trong đạo Phật được thiết lập trên nguyên tắc của lý duyên khởi và luật nhân quả.

Khái niệm về sức khỏe và bệnh tật trong đạo Phật được thiết lập trên nguyên tắc của lý duyên khởi và luật nhân quả.

Theo đạo Phật, để có được tâm khỏe mạnh, điều quan trọng đầu tiên là có được sự thấy biết chân chánh về thế giới và con người, nghĩa là có sự chấp nhận ba thực tướng của sự sống: thay đổi, không có thật thể và khổ vì không được toại nguyện. Với nhận thức sai lầm, những gì đang thay đổi thì mình lại thấy là bền vững thường còn, khổ đau thì cho là hạnh phúc, ô nhiễm lại thấy là thanh tịnh và không có tự ngã thì cho là có tự ngã. Hậu quả là chúng ta khao khát và tranh đấu để tìm cầu cái mà ta cho là không thay đổi, mong muốn giữ cái ngã hư ảo được cho là thường còn để rồi chúng ta phải khổ đau và thất vọng. Thế nhưng, khi nhận ra được thực thể này không có gì hơn ngoài cái tên được dùng để chỉ một tổ hợp các yếu tố tâm-vật lý (danh-sắc), thì tâm không còn tìm cầu sự thỏa mãn hay bám víu vào các đối tượng tham đắm đó nữa. Kết quả là tâm được thảnh thơi và do đó, những nỗi khổ của tâm được đoạn trừ và sức khỏe tinh thần nhờ vậy được cải thiện.

Ngoài việc thay đổi tư tưởng bằng cách có quan điểm đúng đắn và giữ thái độ không tham chấp vào thế giới và con người, sức khỏe tinh thần của chúng ta còn tùy thuộc vào năng lực chế ngự những thèm khát, hóa giải các tâm lý tiêu cực như tham lam, thù ghét và sân hận, thay đổi các khuynh hướng chiếm hữu và thô bạo. Tất cả những trạng thái tâm lý tiêu cực này đều có thể là nguyên nhân gây nên bệnh về thân và tâm. Để có thể kiểm soát và hóa giải các trạng thái tâm lý như vậy, sống đạo đức và thực hành thiền định là điều cần thiết. Mỗi một tụ giới luật, mỗi một loại thiền định Phật giáo đều có mục đích điều chỉnh các cảm giác, các tâm lý tự phát, các tính cách bản năng, xoa dịu căng thẳng âu lo và loại bỏ các tư tưởng tiêu cực có khuynh hướng làm cho tâm bệnh hoạn.

Thiền định Phật giáo không chỉ là phương tiện để chữa lành bệnh cho tâm do tri kiến sai lầm, tham đắm dục lạc, hận thù và sân giận gây ra, mà còn là phương pháp trau giồi tâm lý tích cực, đặc biệt là bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỷ và xả. Tâm từ giúp chúng ta yêu thương và bao dung với người, trong khi tâm bi thôi thúc chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người trong đau khổ. Tâm hỷ là khả năng vui với niềm vui của người khác và tâm xả là giữ tâm an tịnh không bị dao động và chi phối bởi những thăng trầm vui-buồn, được-mất, danh thơm-tiếng xấu, hạnh phúc-khổ đau của cuộc đời. Các đặc tính này nếu được rèn luyện thường xuyên theo phương pháp Phật giáo sẽ giúp cho tâm khỏe mạnh. Những hành động phát sinh từ tâm khỏe mạnh sẽ luôn là hành động tốt và thiện, và như thế, sẽ góp phần tạo nên sức khỏe tổng thể kiện khang ở một con người. Sức khỏe tổng thể được phản ánh trong mọi phương diện cuộc sống thông qua suy nghĩ, lời nói và hành động.

Khái niệm về sức khỏe và bệnh tật trong đạo Phật được thiết lập trên nguyên tắc của lý duyên khởi và luật nhân quả. Theo đó, vấn đề này cần được hiểu một cách toàn diện trong các mối quan hệ với cả một hệ thống con người và những điều kiện môi trường gồm cả kinh tế, xã hội và văn hóa.

Liên Trí dịch

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ngôi sao bóng đá nói lý do ăn thuần chay khiến người hâm mộ xúc động

Sống an vui 17:41 21/09/2024

Tiền đạo hàng đầu bóng đá nữ thế giới Alex Morgan (đội tuyển Mỹ) vừa tuyên bố giải nghệ ở tuổi 35 hôm 5-9. Nữ cầu thủ sẽ mãi được nhắc đến là ngôi sao nổi tiếng thế giới, với tài năng ghi bàn đỉnh cao cùng sắc đẹp vạn người mê.

Đạo Phật trong đĩa ăn

Sống an vui 10:01 21/09/2024

Con đường tỉnh thức cũng đi qua đĩa ăn! Trong phần thứ hai của loạt bài về Phật giáo, thiên phóng sự Asia Reportages sẽ đi vòng quanh căn bếp của Ni cô ESU LEE, một sếp đầu bếp Hàn Quốc có trụ sở tại Paris, với truyền thống ẩm thực lấy cảm hứng từ lời dạy của Đức Phật.

Quán niệm về tuổi 50

Sống an vui 08:21 21/09/2024

Khi vào 50, ta hiểu ra rằng đi bộ quan trọng hơn lái xe. Ta đi được thì không lái, đứng được thì đừng ngồi, ngực bự thì cần hơn bụng bự, ta hãy chăm sóc bản thân thật tốt.

Chế tác bình an trong sự bất an

Sống an vui 07:30 21/09/2024

Có phải sống cho chính mình nghĩa là sống có giá trị cho bản thân, làm việc cần thiết, luôn nuôi dưỡng thân, tâm, trí mỗi ngày mỗi sáng, mỗi bình an, mỗi hạnh phúc không ạ? Trong bất an mà ta vẫn chế tác được bình an thì đó có phải là sống cho chính mình không ạ?

Xem thêm