Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Kinh Vô ngã tướng

Bài kinh này là bài kinh thứ 2 sau kinh Chuyển pháp luân mà đức Phật đã dạy. Ai thấu rõ ngũ uẩn sắc thọ tưởng hành thức không phải là tôi, không phải của tôi, không phải tự ngã của tôi sẽ vượt thoát khỏi sự chấp ngã, ngã sở, vượt thoát cố chấp vướng mắc, khổ đau sẽ tan biến.

175149219_530060524826417_5182569552978105676_n

Khai kinh

Phật pháp rất thâm diệu

Vạn ức kiếp khó tìm

Nay con được trì tụng

Nguyện hiểu và thực hành

Kinh Vô ngã tướng

Một thời Thế tôn ở Ba la nại chỗ chư Tiên đoạ xứ, vườn Lộc Uyển.

Lúc bấy giờ Thế tôn nói với nhóm năm vị Tỳ kheo Kiều Trần Như...: "Nầy các Tỳ kheo".

- Thưa vâng, bạch Thế tôn." Các Tỳ kheo ấy vâng đáp Thế tôn. Thế tôn dạy rằng:

Sắc, nầy các Tỳ kheo, là vô ngã. Nầy các Tỳ kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế nầy! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế nầy!"

Nầy các Tỳ kheo, vì sắc là vô ngã, do vậy, sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế nầy! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế nầy!"

Thọ, nầy các Tỳ kheo, là vô ngã. Nầy các Tỳ kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được thọ như sau: "Mong rằng thọ của tôi như thế nầy! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế nầy!"

Nầy các Tỳ kheo, vì thọ là vô ngã, do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: "Mong rằng thọ của tôi như thế nầy! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế nầy!"

Tưởng, nầy các Tỳ kheo là vô ngã.

Các hành là vô ngã, nầy các Tỳ kheo, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế nầy! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế nầy!"

Nầy các Tỳ kheo, vì các hành là vô ngã, do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế nầy! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế nầy!"

Thức là vô ngã, nầy các Tỳ kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được thức như sau: "Mong rằng thức của tôi như thế nầy! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế nầy!"

Nầy các Tỳ kheo, vì thức là vô ngã, do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: "Mong rằng thức của tôi như thế nầy! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế nầy!"

Nầy các Tỳ kheo, các thầy nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

- Là vô thường, bạch Thế tôn.

Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

- Là khổ, bạch Thế tôn.

Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái nầy là của tôi, cái nầy là tôi, cái nầy là tự ngã của tôi?"

Thưa không, bạch Thế tôn.

Và Thọ, Tưởng., Hành cũng là vô thường, là khổ, là không có tự ngã.

Thức là thường hay vô thường?

Là vô thường, bạch Thế tôn.

Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

Là khổ, bạch Thế tôn.

Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái nầy là của tôi, cái nầy là tôi, cái nầy là tự ngã của tôi?"

Thưa không, bạch Thế tôn.

Do vậy, nầy các Tỳ kheo, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí huệ như sau: "Cái nầy không phải của tôi, cái nầy không phải là tôi, cái nầy không phải là tự ngã của tôi."

Thọ, Tưởng và Hành không phải của tôi, không phải tôi, không phải tự ngã của tôi

Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí huệ như sau: "Cái nầy không phải của tôi, cái nầy không phải là tôi, cái nầy không phải là tự ngã của tôi."

Thấy vậy, nầy các Tỳ kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát." Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái nầy nữa."

Thế tôn thuyết như vậy nhóm năm vị Tỳ kheo Kiều Trần Như...tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ vô cùng hoan hỷ tín thọ phụng hành.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Hồi hướng

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo

Bài kinh này là bài kinh thứ 2 sau kinh Chuyển pháp luân mà đức Phật đã dạy. Ai thấu rõ ngũ uẩn sắc thọ tưởng hành thức không phải là tôi, không phải của tôi, không phải tự ngã của tôi sẽ vượt thoát khỏi sự chấp ngã (chấp cái tôi), ngã sở (sở hữu của tôi) sẽ vượt thoát cố chấp vướng mắc, khổ đau sẽ tan biến.

Mỗi ngày hãy dành khoảng 10 phút tụng/ đọc một bài kinh sẽ giúp ích chúng ta rất lớn trong hiện tại và mai sau. Buồn phiền khổ não dần tan biến sau mỗi lần chúng ta chú tâm đọc/ tụng một bài kinh.

 (Ðại Tạng Việt Nam: Tương Ưng Bộ Kinh,Quyển 3, Phẩm Tham Luyến, VII,)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh Thắng Man (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 14:00 25/06/2024

Kinh Thắng Man là một bộ kinh Đại thừa, được hai vị Cao tăng Ấn Độ dịch sang Hán văn. Kinh này tương đối ngắn, bao gồm 15 phẩm.

Kinh Duy Ma Cật

Kinh Phật 15:30 24/06/2024

Kinh Duy Ma Cật có ý nghĩa quan trọng, nhất là đối với các cư sĩ tín đồ Phật tử tại gia tu học Phật, đề cao khả năng đạt ngộ giải thoát giác ngộ rồi giảng kinh thuyết pháp của tầng lớp cư sĩ Phật tử.

Kinh Viên giác (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 12:00 19/06/2024

Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Kinh bao gồm 12 chương, mỗi chương lấy tên tương ứng với một trong 12 vị Đại bồ tát đến tham vấn với Đức Phật.

Nội dung Kinh bốn pháp quán niệm

Kinh Phật 10:26 15/06/2024

Tôi nghe như vầy. Hồi ấy Thế Tôn lưu trú tại tỉnh Kiềm-ma-sắt-đàm  thuộc nước Kuru. Một hôm Thế Tôn gọi các Tỳ-kheo, dạy cách quán niệm: “Có một độc lộ có thể tịnh hóa tất cả chúng sanh, vượt khỏi khổ đau, diệt trừ sầu não, thành tựu tuệ giác, chứng ngộ Niết-bàn.”

Xem thêm