Tham ái và vô minh - động cơ của luân hồi
“Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi có nhiều Tỷ kheo đi đến, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn. - Có bao nhiêu kiếp, bạch Thế Tôn, đã đi qua, đã vượt qua?
- Rất nhiều, này các Tỷ kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.
- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho một ví dụ được không?
- Ở đây, này các Tỷ kheo, có bốn vị đệ tử, sống đến một trăm năm. Cứ mỗi ngày họ nhớ đến trăm ngàn kiếp, này các Tỷ kheo, các kiếp được họ nhớ đến là vậy.
- Nhiều như vậy, này các Tỷ kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.
- Vì sao? Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ kheo, là vừa đủ để các ông nhàm chán, là vừa đủ để các ông từ bỏ, là vừa đủ để các ông giải thoát đối với tất cả các hành”.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ II, chương 4, phẩm 1, phần Các đệ tử, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.317)
Lời bàn:
Trừ các bậc Thánh A la hán, không một ai có thể biết được chúng ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu trong cuộc tử sinh bất tận, vô thỉ và vô chung này. Thế giới vô biên, những chúng sinh sống trong các thế giới vô số lượng và sự sinh tử luân hồi của họ cũng vô cùng.
Luân hồi là hình ảnh bánh xe quay tròn, quay mãi không dừng. Sự trôi lăn tử sinh lên xuống của chúng sinh trong sáu nẽo trời, người, a tu la, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục cũng như vậy. Chính nghiệp hoặc thiện hoặc ác do mỗi chúng sinh gây tạo trong quá khứ và hiện tại là động lực thúc đẩy tiến trình tái sinh. Trong đó, tham ái là tác nhân quan trọng, chính yếu nhất của chu trình luân hồi sinh tử.
Có thể nói, tham ái là dấu hiệu nổi bật nhất để một cá nhân tự nhận biết mình đang còn bị kềm tỏa bởi luân hồi. Nói cách khác, còn tham ái là còn luân hồi, chưa thể giải thoát được. Mà ai trong chúng ta là người đã hết sạch tham ái? Bớt đi hoặc ít lại những tâm tham, niệm ái trong cuộc sống là đã quý lắm rồi. Vậy nên dòng luân hồi tự muôn đời vẫn luôn nhộn nhịp, đông vui.
Dù vậy, bánh xe quay nếu hết trớn cũng dừng, ngọn đèn cháy hết dầu phải tắt, vòng luân hồi vô tận kia nếu diệt hết tham ái cũng phải vỡ tan. Giới, định và tuệ chính là những chất liệu làm xói mòn tham ái, tan chảy cơ chế tái sinh. Vì thế, để chấm dứt luân hồi, mỗi người con Phật phải tự nỗ lực đoạn trừ tham ái, bằng cách thành tựu Tam vô lậu học.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Xem thêm