Thành kính tưởng niệm Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Kiểm

Sáng 4/1, tại tổ đình Vĩnh Nghiêm, chư tôn Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự đã trang nghiêm tổ chức lễ húy kỵ tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm.

Ngài là một bậc danh Tăng lỗi lạc, người đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp phụng sự Giáo hội và hoằng dương Phật pháp.

Chư tôn đức đối trước di ảnh Trưởng lão HT.Thích Thanh Kiểm

Tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM; Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS; Trưởng lão Hòa thượng Thích Viên Minh, Phó Pháp chủ HĐCM; Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Pháp; Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực HĐCM, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; cùng chư Tôn Giáo phẩm HĐCM, chư tôn đức lãnh đạo HĐTS và đông đảo Tăng Ni, Phật tử từ khắp nơi quy tụ.

Tại tổ đường của Tổ đình, chư Tôn Giáo phẩm đã thành kính đối trước Giác linh đài của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm dâng nén tâm hương, gửi gắm tâm thành tri ân và tưởng niệm đến vị tiền nhân khả kính đã dành cả cuộc đời phụng sự đạo pháp và dân tộc.

Nghi thức dâng hương.

Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Kiểm (1920 - 2000) người từng là ngọn đuốc soi đường cho nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử ba miền. Với tâm huyết và trí tuệ phi thường, Ngài đã góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển vững mạnh của GHPGVN ngay từ những ngày đầu thành lập.

Theo tiểu sử, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, đạo hiệu Chân Từ, thế danh Vũ Văn Khang, sinh năm 1920, tại làng Tiêu Bảng, H.Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Năm 15 tuổi, ngài phát tâm xuất gia với sư cụ chùa Linh Đường. Về sau xin cầu pháp y chỉ với Hòa thượng Thích Thanh Khoát, trụ trì chùa Bạch Chư (tỉnh Vĩnh Phú). Năm 22 tuổi, ngài thọ giới Tỳ-kheo tại chốn Tổ Trung Hậu, tỉnh Vĩnh Phú.

Năm 1953 - 1954, ngài được cử làm Thư ký Giáo hội Tăng-già Bắc Việt. Năm 1954, trong chương trình đào tạo tăng tài cho Phật giáo, Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, Hội An Nam Phật học và Giáo hội Tăng-già Bắc Việt đã cử ngài du học Nhật Bản.

Sau khi đậu bằng tiến sĩ Phật học tại Đại học Rissho, ngài trở về quê hương phục vụ Đạo pháp. Năm 1963, trong phong trào đấu tranh chống chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, Hòa thượng cùng chư tôn đức, Phật tử tranh đấu tích cực cho đến khi thành công.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời, Hòa thượng được cử đảm nhiệm Vụ trưởng Vụ Phiên dịch thuộc Tổng vụ Hoằng pháp.

Năm 1973, sau khi Hòa thượng Tâm Giác - Chánh Đại diện Phật giáo miền Vĩnh Nghiêm, trụ trì tổ đình Vĩnh Nghiêm viên tịch, Hòa thượng được Giáo hội, môn phái tổ đình Vĩnh Nghiêm suy cử làm Chánh Đại diện kiêm trụ trì tổ đình cho đến ngày viên tịch.

Quang cảnh buổi lễ.

Hòa thượng đảm nhiệm nhiều chức vụ trong Giáo hội: Phó ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM; Phó Chủ tịch Hội đồng phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam (phụ trách hiệu đính và chú thích về Luật tạng); Trưởng ban Kinh tế - Tài chánh GHPGVN; Phó Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư; Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế T.Ư.

Với trình độ uyên bác, ngài đã tham gia công tác giảng dạy, giáo dục đào tạo tăng tài cho Phật giáo tại Viện Cao đẳng Phật học, Đại học Vạn Hạnh, Trường Cao cấp Phật học; đảm nhiệm Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM...

Hòa thượng đã dày công biên soạn nhiều tác phẩm có giá trị như: Lịch sử Phật giáo Trung Quốc, Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Thiền lâm bảo huấn, Phật Pháp sơ học, Nghiên cứu về tư tưởng Bản giác của Phật giáo, Đại cương Luật học, Luận A-tỳ-đàm - Câu xá;… Năm 2020, các tác phẩm của Hòa thượng đã được các đệ tử sưu lục, tập hợp thành bộ Thanh Kiểm toàn tập. Hòa thượng cũng có nhiều bài viết giá trị đăng trên các báo Phật giáo như: Phương Tiện, Đuốc Tuệ, Vạn Hạnh, Lửa Từ Bi, Giác Ngộ, Tạp chí Phật học...

Thượng tọa Thích Thanh Phong, trú trì tổ đình Vĩnh Nghiêm.

Để đền đáp công ơn sư trưởng nơi chốn Tổ xưa từng nương thân học đạo, Hòa thượng đã cùng sơn môn pháp phái nỗ lực trùng tu chốn Tổ Trung Hậu, tỉnh Vĩnh Phú được hoàn thành trang nghiêm.

Ngày mùng 5 tháng Chạp năm Canh Thìn, thuận lý vô thường, ngài đã an nhiên viên tịch, trụ thế 80 năm, 58 hạ lạp.

* Sáng cùng ngày, Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng cũng đã quang lâm tổ đình Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) thắp hương tưởng niệm nhân húy nhật Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, nguyên Trưởng ban Kinh tế - Tài chánh T.Ư, một trong những pháp lữ của ngài từ thuở là du học Tăng tại Nhật Bản.

Chư tôn tịnh đức Tăng Ni thành kính tưởng niệm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thành kính tưởng niệm Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Kiểm

Tin tức 09:12 05/01/2025

Sáng 4/1, tại tổ đình Vĩnh Nghiêm, chư tôn Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự đã trang nghiêm tổ chức lễ húy kỵ tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm.

Phóng sinh hơn 50.000 con cá giống xuống lòng hồ thủy điện Sơn La

Tin tức 21:12 04/01/2025

Sáng 4/1, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Điện Biên phối hợp với UBND thị xã Mường Lay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiến hành thả hơn 50.000 con cá giống xuống lòng hồ thủy điện sông Đà.

Suy cử Hòa thượng Thích Lệ Trang đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự

Tin tức 18:15 04/01/2025

Như Phatgiao.org.vn thông tin, Ban Thường trực HĐTS GHPGVN vừa tổ chức Hội nghị sáng nay, 4/1, tại Văn phòng 2 Trung ương - Thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM).

Nhiều di sản Phật giáo được công nhận Bảo vật Quốc gia

Tin tức 17:41 04/01/2025

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024).

Xem thêm