Tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm tại tổ đình Vĩnh Nghiêm
Tại tổ đình Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM), sáng 27-12 (5-12-Nhâm Dần), chư Tăng Ni tổ đình đã trang nghiêm diễn ra lễ tưởng niệm húy nhật Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, nguyên Trưởng ban Kinh tế - Tài chánh Trung ương, viện chủ tổ đình Vĩnh Nghiêm.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN quang lâm đầu giờ sáng tưởng niệm cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm.
Tham dự lễ tưởng niệm chính thức có Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Trưởng môn phái tổ đình Vĩnh Nghiêm; Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Niệm, Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh, cùng chư tôn đức Hội đồng Chứng minh; Trưởng lão Hòa thượng Maha Bounma Simmaphom, Chủ tịch Trung ương Liên minh Phật giáo Lào, cùng thành viên phái đoàn Phật giáo Lào thăm Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự; cùng chư tôn giáo phẩm Hội đồng Trị sự, Văn phòng I, II Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.
Tại tổ đường tổ đình Vĩnh Nghiêm, chư tôn đức giáo phẩm đã đối trước giác linh đài của Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, dâng hương tưởng niệm vị giáo phẩm cả một đời nhiệt thành với công tác Phật sự của Giáo hội ngay từ những ngày đầu thành lập; bậc thầy khả kính của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử cả ba miền đất nước.
Trước đó, Ban Nghi lễ và Tăng Ni các tự viện thuộc tổ đình Vĩnh Nghiêm đã tụng kinh Di Đà cầu nguyện tại chánh điện và cử hành nghi cúng Tổ, cung tiến Giác linh Hòa thượng tại Tổ đường.
Theo đó, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, đạo hiệu Chân Từ, thế danh Vũ Văn Khang, sinh năm 1920, tại làng Tiêu Bảng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Năm 15 tuổi, Hòa thượng phát tâm xuất gia với sư cụ chùa Linh Đường. Về sau xin cầu pháp y chỉ với HT.Thích Thanh Khoát, trụ trì chùa Bạch Chư (tỉnh Vĩnh Phú). Năm 18 tuổi, Hòa thượng được Bổn sư cho đăng đàn thụ giới Sa-di tại chốn Tổ Trung Hậu. Năm 22 tuổi, thọ giới Tỳ-kheo tại chốn Tổ Trung Hậu, tỉnh Vĩnh Phú.
Năm 1953 - 1954, Hòa thượng được cử làm Thư ký Giáo hội Tăng-già Bắc Việt. Năm 1954, trong chương trình đào tạo tăng tài cho Phật giáo, Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, Hội An Nam Phật học và Giáo hội Tăng-già Bắc Việt đã cử ngài du học Nhật Bản.
Sau khi đậu bằng tiến sĩ Phật học tại Đại học đường Rissho, Hòa thượng trở về quê hương phục vụ đạo pháp. Năm 1963, trong phong trào đấu tranh chống chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, Hòa thượng cùng chư tôn đức, Phật tử tranh đấu tích cực cho đến khi thành công.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời, Hòa thượng được cử đảm nhiệm Vụ trưởng Vụ Phiên dịch thuộc Tổng vụ Hoằng pháp.
Năm 1973, sau khi Hòa thượng Tâm Giác - Chánh Đại diện Phật giáo Miền Vĩnh Nghiêm, trụ trì tổ đình Vĩnh Nghiêm viên tịch, Hòa thượng được Giáo hội, môn phái tổ đình Vĩnh Nghiêm suy cử làm Chánh Đại diện kiêm trụ trì tổ đình cho đến ngày viên tịch.
Hòa thượng đảm nhiệm nhiều chức vụ trong Giáo hội: Phó Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM; Phó Chủ tịch Hội đồng phiên dịch Đại tạng Kinh Việt Nam (phụ trách hiệu đính và chú thích về luật tạng); Trưởng ban Kinh tế tài chánh GHPGVN; Phó Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương; Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương GHPGVN…
Với trình độ uyên bác, ngài đã tham gia nhiều vào công tác giảng dạy, giáo dục đào tạo Tăng tài cho Phật giáo tại Viện Cao đẳng Phật học, Đại học Vạn Hạnh, Trường Cao cấp Phật học, đảm nhiệm Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM...
Hòa thượng đã dày công biên soạn nhiều tác phẩm có giá trị như: Lịch sử Phật giáo Trung Quốc, Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Thiền lâm bảo huấn, Phật Pháp Sơ học, Nghiên cứu về tư tưởng Bản giác của Phật giáo, Đại cương Luật học, Luận A-tỳ-đàm - Câu xá; … Năm 2020, các tác phẩm của Hòa thượng đã được các đệ tử sưu lục, tập hợp thành bộ Thanh Kiểm toàn tập. Hòa thượng cũng có nhiều bài viết giá trị đăng trên các báo Phật giáo như: Phương Tiện, Đuốc Tuệ, Vạn Hạnh, Lửa Từ Bi, Giác Ngộ, Tập văn, Phật giáo, Tạp chí Phật học...
Để đền đáp công ơn Sư trưởng nơi chốn Tổ xưa từng nương thân học đạo, Hòa thượng đã cùng Sơn môn pháp phái nỗ lực trùng tu chốn Tổ Trung Hậu, tỉnh Vĩnh Phú được hoàn thành trang nghiêm.
Ngày mùng 5 tháng Chạp năm Canh Thìn, vào lúc 1 giờ 30 phút, thuận lý vô thường, ngài đã an nhiên thị tịch, trụ thế 80 năm, 58 hạ lạp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm