Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/10/2022, 08:15 AM

Thiếu phước rất khổ sở

Phước như chiếc chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa để ta ung dung sống trong luôn hồi sinh tử cũng như ung dung đi tìm con đường giải thoát giác ngộ.

Audio

Thiếu phước làm cho cuộc đời ta rất khổ sở, mà khổ sở cũng có nghĩa là nội tâm bất an, động loạn không yên. Ví dụ, có những điều ta không muốn suy nghĩ mà tự trong tâm ta dòng suy nghĩ cứ cuồn cuộn tuôn trào. Đây như một dạng của bệnh tâm thần nhưng cũng là do thiếu phước. Mỗi khi ngồi thiền mà thấy tâm mình chập chùng vọng tưởng không liên quan gì đến cuộc đời mình, ta phải hiểu rằng mình đang thiếu phước. Ta cứ cần mẫn tạo phước rồi nội tâm sẽ yên lắng hơn.

Người thiếu phước rất hay nghĩ bậy và rất khó có được những suy nghĩ chân chính. Ví dụ, đến giờ ăn thì họ nghĩ nên làm chuyện khác; đến giờ ngủ thì họ nghĩ phải đi đâu đó,... suy nghĩ của họ trong đời sống luôn lệch lạc đôi chút, làm cho họ bất an và người chung quanh cũng mệt mỏi. Thế nên, nếu thấy mình có những suy nghĩ quá khác thường thì ta phải để ý, hoặc ta là một thiên tài kỳ lạ, hoặc ta là người quá thiếu phước nên không có được suy nghĩ chân chính hay còn gọi là “chập chập”. Chúng ta phải tạo phước mãi là vì vậy.

Khát khao làm phước xây dựng kiếp sau

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thiếu phước cũng làm chúng ta khó gặp được minh sư thiện hữu, hay gặp phải tà sư thì lại tưởng là minh sư rồi tôn thờ và học hỏi. Tà sư dạy điều tà bậy không đúng với giáo lý Phật dạy nhưng ta cứ nghe mê mệt chỉ bởi vì ta đang thiếu phước.

Người có phước thì đôi khi cũng có duyên với tà sư nhưng sau đó cái phước sẽ khiến chư Thiên âm thầm đưa họ đến gặp bậc minh sư. Nếu chúng ta siêng năng làm các công đức chân chính thì chư Thiên sẽ động lòng và các vị sẽ âm thầm gia hộ cho ta dễ tìm thấy minh sư.

Thiếu phước cũng khiến ta ngồi tu không yên. Ví dụ, ta có thể có tiền, có cơm gạo, nhưng định bắt chân ngồi thiền là sẽ có chuyện này chuyện kia xảy ra buộc ta phải giải quyết. Người đói không có cơm ăn nên không ngồi yên được đã đành, ta không đói và kinh tế ổn định nhưng nhiều chuyện xảy đến vẫn khiến ta lo lắng bất an. Đó cũng là do thiếu phước.

Phước tạo nên giá trị con người. Để làm được một con người đầy đủ ý nghĩa, đầy đủ gía trị của một con người, chúng ta hãy nhớ thường xuyên làm phước. Phước đó làm nên phẩm gía, gía trị của con người; đồng thời cũng là vốn để dành đi về kiếp sau và cũng là sức mạnh để chúng ta đi vào thiền định, giải thoát. Do đó, phước như chiếc chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa để ta ung dung sống trong luôn hồi sinh tử cũng như ung dung đi tìm con đường giải thoát giác ngộ.

>> Mời quý vị cùng xem video "Người thiếu phước lại vay tiền để sống qua ngày thì phải chịu quả báo như thế nào?" qua bài trả lời phỏng vấn của Pháp Sư Tịnh Không để hiểu thêm về vấn đề này:

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Tâm ý là kẻ tạo tác cảm nhận của chúng ta

Kiến thức 09:12 02/05/2024

Theo quan điểm của Phật giáo thì chẳng có ích lợi gì trong việc tìm kiếm khởi thủy của đời sống và điểm bắt đầu của những trạng thái nhiễu loạn của chúng ta.

Từng bước chuyển hóa tâm thức

Kiến thức 08:59 02/05/2024

Giảng giải về Tứ thánh đế và Bát thánh đạo là phương pháp truyền thống để diễn đạt giáo pháp nhưng ở đây chúng ta lại diễn đạt giáo pháp bằng phương pháp mới hơn; đó là trình bày hành trình từng bước tiến đến giác ngộ.

Xem thêm