>TIN TỨC
Ngôi làng này được Jigme Phuntsok, một Lạt ma có ảnh hưởng về truyền thống Nyingma (phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng), thành lập vào năm 1980 trong một thung lũng xa xôi hẻo lánh không có người ở. Nơi đây cách thị trấn Sertar, Tây Tạng chừng 15 km, cách Thành Đô, Trung Quốc khoảng 650 km. Còn được gọi là Học viện Phật giáo Serthar, đây là “ngôi nhà chung” của 40.000 sư sãi, tăng ni Phật tử đến tu tập bộ môn Phật giáo Tây Tạng. Nằm giữa thung lũng trùng điệp nên cuộc sống ở Larung Gar rất yên bình. Các căn nhà gỗ mái đỏ nằm san sát nhau, chỉ cách lối đi hẹp tạo nên bức tranh tuyệt đẹp giữa núi rừng. 10% số người tới thung lũng Larung có gốc Hán thiểu số. Họ tu tập ở những lớp giảng bằng tiếng Trung. Điều kiện sống ở Học viện Phật giáo Larung Gar chỉ ở mức cơ bản. Tăng ni Phật tử phải dùng chung toilet. Điện thoại được sử dụng, nhưng TV thì không. Các sư sãi sống gần các Phật tử đến tu tập, phân chia phòng theo tuổi tác và giới tính. Một bức tường lớn ngăn cách khu tu thiền của sư sãi và ni cô. Giới luật ở đây vô cùng nghiêm ngặt. Hiện có một khách sạn mới nằm ở rìa phía bắc cho khách du lịch. Học viện mở cửa cho mọi người, và duy trì cuộc sống bằng tiền quyên góp và các mối làm ăn nhỏ như nhà khách hoặc cửa hàng tạp hóa. Trẻ em trong làng học Phật pháp tại các lớp học trên núi. Sau mỗi giờ học, họ tụ tập bên sườn đồi. Nhiếp ảnh gia 34 tuổi Wanson Luk chia sẻ: “Tôi ngạc nhiên nhất là cách mọi người đối diện với cái chết. Tôi tham gia vào một lễ điểu táng ở đây. Hôm đó có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con kền kền đợi ăn 7 xác chết. Một nhà sư cầu nguyện trong buổi lễ, sau đó người chủ lễ bắt đầu cắt những xác chết ra. Khi ông làm xong, tất cả lũ kền kền lao vào. Họ cho rằng càng có nhiều kền kền càng tốt vì kền kền không ăn những xác không tốt”. Hai nhà sư nghiên cứu Phật giáo sau giờ học. Học viện luôn sẵn sàng đón du khách tham quan, tìm hiểu và dự các buổi giảng. Các nhà sư cầu nguyện tại ngôi đền lớn nhất trong làng. Người lớn và trẻ em tụ tập hát. Các ni cô băng qua những đường dốc trên sườn núi cheo leo để đến lớp. Thời tiết ở làng Larung Gar rất khắc nghiệt. Tuyết bao phủ các ngọn đồi xung quanh Học viện Phật giáo Larung Gar. Vào mùa đông, nhiệt độ ở đây rơi xuống mức rất thấp. Mọi căn nhà ở đây đều thiết kế 3 phòng, không có nhà vệ sinh và máy sưởi. Tu viện Phật giáo là công trình kiến trúc trọng điểm của Học viện. Nó ngăn cách khu vực sống của các nhà sư và ni cô. Các nhà sư buộc những lá cờ đầy màu sắc trên một đỉnh đồi gần làng để thể hiện sự tôn sùng của họ đối với Phật giáo. Tăng ni trang trí Học viện bằng những hòn đá đầy màu sắc. Nếu du khách tại Thành Đô muốn đến làng Phật giáo lớn nhất thế giới, họ phải di chuyển bằng ôtô trong khoảng 20 giờ. Ngoài văn hóa tâm linh, Học viện Phật giáo Tây Tạng còn giảng dạy tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Tây Tạng, tin học. Mỗi năm có khoảng 1.000 ngôi nhà mái đỏ mới được xây bởi các vị sư ở thung lũng. Đi về trên những con đường đất. Học viện tập trung tăng ni nhiều quốc tịch. Từ năm 2001, chính quyền Trung Quốc đã bày tỏ sự lo ngại đối với mật độ dân số quá đông tại Larung Gar. Một lệnh phá dỡ đã được thông qua từ năm 2001. Khi ấy, chính quyền cũng đã trục xuất hàng nghìn tăng ni ra khỏi khu vực và di dời hơn 1.000 ngôi nhà. Trên đây là bộ ảnh ghi lại tự viện thời kỳ hoàng kim, trước khi nó bị phá dỡ một phần với lí do “dân số phát triển không kiểm soát” và phòng cháy. Tự viện Larung Gar là học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới với hơn 40.000 tăng ni, Phật tử. Giờ đây, đã là ... quá khứ.
Thời hoàng kim của Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới Larung Gar
Thứ tư, 19/12/2018, 10:31 AM
- Minh Tuệ (tổng hợp)
Với hơn 40.000 tăng ni, Phật tử đến học tập, làng Larung Gar, nằm giữa thung lũng Larung thuộc cao nguyên Tây Tạng và cao hơn 4.000 m so với mực nước biển, từng được xem là ngôi làng Phật giáo lớn nhất thế giới.