Thực hành chánh pháp mới là cúng dường Như Lai
Hàng đệ tử Phật ưa thích cúng dường lên Thế Tôn để gieo trồng thiện căn, vun bồi phước đức. Thường thì chúng ta hay sắm sửa cơm, nước, hương, đèn, hoa, trái (lục cúng) làm lễ phẩm dâng cúng Đức Phật. Sau khi đã thành tâm dâng cúng, lòng mình cảm thấy hoan hỷ với phước thiện đã làm.
Siêng năng cúng Phật và Tam bảo nói chung sẽ thành tựu phước quả thù thắng trong hiện tại và vị lai.
Ngoài cách cúng dường như đã nói, còn có một lễ phẩm khác rất đặc thù, đó là lãnh thọ và thực hành Chánh pháp. Đây là một trong những lời dạy, di huấn quan trọng của Thế Tôn lúc gần Niết-bàn cho hàng đệ tử. Điều này cho thấy Đức Phật đã tiên liệu đến khả năng về sau hàng đệ tử sẽ thích cúng bái, thờ phượng hơn là học tập và thực hành theo giáo pháp của Ngài.
Người nghèo nhất cúng dường Đức Thế Tôn
“Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo.
(…)
Bấy giờ, Thế Tôn vào thành Câu-thi, đi về phía Bản sanh xứ, giữa khu rừng Song thọ của dòng họ Mạt-la và bảo A-nan:
- Ngươi hãy sửa chỗ ở giữa cây Song thọ cho Ta nằm, đầu xây hướng Bắc, mặt xây hướng Tây. Sở dĩ như thế, vì giáo pháp của Ta sẽ lưu truyền lâu dài ở phương Bắc.
- A-nan đáp: Vâng. Rồi dọn chỗ, cho đầu xây về phương Bắc. Rồi Thế Tôn tự mình lấy y Tăng-già-lê gấp làm tư, đắp lên mình, nằm nghiêng hông tay mặt như sư tử chúa, hai chân chồng lên nhau. Lúc đó giữa đám cây Song thọ có các quỷ thần vốn dốc lòng tin Phật, lấy các thứ hoa sái mùa rải khắp mặt đất. Phật bảo A-nan rằng:
- Vị thần cây Song thọ ấy lấy hoa sái mùa cúng dường cho Ta như thế, chưa phải cúng dường Như Lai.
A-nan thưa:
- Sao mới là cúng dường Như Lai?
Phật dạy:
- Người nào biết lãnh thọ và thực hành đúng Chánh pháp, mới là người cúng dường Như Lai.
Quán sát ý nghĩa này, Phật nói bài kệ:
Phật ở giữa Song thọ
Nằm nghiêng, tâm không loạn
Thần cây tâm thanh tịnh
Rải hoa lên trên Phật.
A-nan hỏi Phật rằng:
Thế nào là cúng dường?
Nghe pháp và thực hành
Cúng dường bằng hoa giác.
Hoa vàng như bánh xe
Chưa phải cúng dường Phật
Ấm, giới, nhập vô ngã
Là cúng dường bậc nhất.
(Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành [trích])
Những di giáo sau cùng của Thế Tôn luôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nhân tiện các vị thần cây gom hoa sái mùa dâng cúng, Đức Phật liền dạy rằng cho dù cúng hoa bằng vàng lớn như bánh xe cũng không quý bằng hoa giác ngộ. Chính việc nghe pháp và thực hành đúng Chánh pháp mới thực sự là cúng dường Như Lai. Dĩ nhiên, đem sáu lễ phẩm (lục cúng) cúng dường Phật thì được phước vô lượng nhưng học và hành đúng Chánh pháp sẽ tạo ra công đức thù thắng, có thể ngay trong đời này thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Thiển nghĩ, Đức Phật muốn căn dặn chúng ta rằng, người nào có đầy đủ các món lục cúng cùng với học và hành đúng Chánh pháp để cúng dường Như Lai là rất quý hóa. Bởi chỉ dâng các món lục cúng lên Như Lai thì chưa đủ. Nếu những ai vì hoàn cảnh nào đó không có các món lục cúng thì chỉ cần lấy việc học và hành đúng Chánh pháp để cúng dường Như Lai. Cách cúng dường này công đức phước báo còn thù thắng hơn cả dâng lục cúng. Đặc biệt, nếu thực hành pháp mà đạt đến “Ấm, giới, nhập vô ngã” thì Đức Phật xác quyết đó là pháp cúng dường bậc nhất. Thực hành pháp, quán thấu thân, tâm và thế giới này đều vô ngã chính là sự cúng dường tối thượng lên Như Lai.
Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ
Quảng Tánh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm