Tôn tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn bậc nhất thế giới tại Tây Ninh có gì đặc biệt?
Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc khổng lồ sẽ chính thức an vị tại độ cao hơn 900m trên đỉnh núi Bà Đen vào ngày 28/1/2024. Nhiều trải nghiệm đậm sắc màu văn hoá tâm linh độc đáo gắn liền với Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát cũng chính thức ra mắt vào dịp này.
6,688 viên đá sa thạch ghép thành Tôn tượng cao 36m
Đại tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Bà Đen có chiều cao 36 mét, chiều rộng lớn nhất 45m, diện tích bề mặt tượng 4.651m2, nặng 5.112 tấn. Bồ Tát Di Lặc khổng lồ được tạo hình ở tư thế ngồi, với khuôn mặt hiền từ, nụ cười hoan hỉ, hình tướng mập mạp, cổ đeo tràng hạt. So với những bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên thế giới được kiến tạo từ đá, Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc tại núi Bà Đen là tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn bậc nhất thế giới.
Điều đặc biệt là Tôn tượng được tạo hình theo một phương thức chưa từng có tại Việt Nam: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo cảm hứng ruộng bậc thang. Từng viên đá sa thạch được lọc lựa kỹ lưỡng, kiểm tra màu, vân đá, và kích thước chuẩn xác, sau đó được điêu khắc theo mẫu thiết kế. Các viên đá sa thạch được xếp chồng lên nhau thành 54 lớp, mỗi viên đá ghép trung bình có chiều dài 100-120cm, cao bình quân 70cm, dày 50cm. Tổng khối lượng đá sa thạch sử dụng để ghép nên bức tượng là 2.025m3.
“Trong điều kiện thời tiết trên đỉnh núi thường xuyên gió lớn, sương mù dày đặc, từng khâu trong quá trình xây dựng và chế tác tượng đều vô cùng phức tạp. Trong đó, định vị phần vỏ tượng và phần lắp đá là công đoạn phức tạp hơn cả” - đại diện khu du lịch Sun World Ba Den Mountain chia sẻ.
Tượng Phật Di Lặc ngồi trên thác nước chảy tràn, mắt hướng về phía Đông nơi mặt trời mọc như hướng về tương lai, bao quát toàn cảnh đồng bằng Nam bộ cùng hồ Dầu Tiếng rộng lớn. Là biểu trưng cho sự vui vẻ, an lạc và hạnh phúc, từ trên cao, Phật Di Lặc nở nụ cười hỉ hả như ban phước lành, nỗi hân hoan và niềm hạnh phúc vĩnh cửu tới chúng sinh.
Cầu Ước - cây cầu tâm linh mang tính biểu tượng
Đến chiêm bái Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc trên núi Bà Đen, du khách còn được đặt chân lên Cầu Ước – cây cầu tâm linh mang tính biểu tượng lần đầu tiên có tại Việt Nam. Cây cầu đặc biệt này có hình bán nguyệt, dài 90m, rộng 15m, được lát gạch phủ men kim loại ánh vàng tạo hình vân mây, tượng trưng cho phước lạc và an bình. Hình dáng Cầu Ước cũng gợi nhắc đến nụ cười hỉ hả, vô ưu của Di Lặc Bồ Tát.
Con đường dẫn du khách xuống Cầu Ước cũng là một trải nghiệm vô cùng độc đáo và thú vị khi được thiết kế tựa như một hang động tự nhiên, với những đường cong uốn lượn mê hoặc và huyền bí.
Bao quanh Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, cây cầu đóng vai trò là cầu nối, dẫn bước vạn vật và nhân sinh đến với thế giới tâm linh màu nhiệm, đến gần hơn với Di Lặc Bồ Tát, cảm nhận nguồn năng lượng hoan hỉ, đức từ bi vô biên của Ngài và thành tâm hướng Phật, nguyện cầu bình an, may mắn. Cây cầu cũng tựa một dải lụa mềm mại, vươn ra giữa mây trời bồng bềnh để khách thập phương buông bỏ muộn phiền, dành trọn tâm trí thư thái thưởng lãm trọn vẹn cảnh sắc ngọn núi Bà Đen xanh mướt thơ mộng, hồ Dầu Tiếng mênh mông phía xa và ngắm toàn cảnh thành phố Tây Ninh trù phú, yên bình từ ngọn núi cao nhất Nam Bộ.
Show nhạc nước chưa từng có tại Việt Nam
Phía sau lưng và bao quanh tượng Di Lặc Bồ Tát là thác nước nhân tạo khổng lồ đổ tràn từ trên cao xuống các tầng bậc thang quanh thân tượng, tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ và nhiệm màu trên đỉnh núi Bà Đen. Với độ cao 35m, đây được xem là thác nước nhân tạo có độ cao hàng đầu châu Á.
Đặc biệt, thác nước được kết hợp với hệ thống đài phun nước sử dụng công nghệ tạo những đợt sóng trào độc đáo, cùng với nhiều dải ánh sáng ấn tượng, làm nên một show nhạc nước đậm sắc màu thiền định. Với Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới tại vị trí trung tâm, show nhạc nước là sự kết hợp kỳ ảo giữa âm thanh, ánh sáng, laser, nước và các diễn viên trình diễn các vũ điệu mang đậm sắc màu văn hoá tâm linh.
Các thiết bị hiện đại cùng công nghệ mới nhất chưa từng được ứng dụng tại Việt Nam sẽ được sử dụng tại show nhạc nước này như máy vẽ Laser, máy chiếu 3D, máy Laser tạo khối, hay đèn moving head kết hợp hiệu ứng họa tiết ấn tượng lặp đi lặp lại vô hạn. Kết hợp với màn nước là hệ thống đèn, máng phun, vạn điện từ và vòi phun khổng lồ sử dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới.
Show nhạc nước là sự kết hợp giữa Phật giáo truyền thống và công nghệ hiện đại, giữa hình thức kiến trúc khúc chiết, gãy gọn và hiệu ứng mặt nước mềm mại, tạo nên một không gian trải nghiệm giàu cảm xúc, đưa hành trình chiêm bái Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát trên đỉnh núi bà Đen thành một hành trình kiếm tìm niềm vui và hoan hỷ đúng nghĩa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm