Tổng Thư ký Liên hiệp quốc kêu gọi sống hài hòa cùng thiên nhiên
"Mỗi đô la đầu tư vào việc phục hồi hệ sinh thái sẽ mang lại lợi ích kinh tế lên tới 30 đô la" - ông António Guterres, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc khẳng định.
Trước thực trạng 40% diện tích đất đai toàn cầu đang bị suy thoái, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số vào năm 2050, ngày Môi trường thế giới năm nay (5/6) được Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) phát động với chủ đề: "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa", kêu gọi mọi người sống hài hòa cùng thiên nhiên.
Trong thông điệp gửi thế giới nhân ngày Môi trường thế giới 2024, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc António Guterres cho biết, nhân loại phụ thuộc vào đất đai. Tuy nhiên, trên toàn thế giới, một hỗn hợp độc hại của ô nhiễm, hỗn loạn khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học đang biến những vùng đất lành mạnh thành sa mạc và hệ sinh thái thịnh vượng thành vùng chết.
Con người đang tàn phá rừng và đồng cỏ, đồng thời hủy hoại sức mạnh của đất để hỗ trợ hệ sinh thái, nông nghiệp và cộng đồng. Điều đó có nghĩa mùa màng thất bát, nguồn nước biến mất, nền kinh tế suy yếu và cộng đồng gặp nguy hiểm, trong đó những người nghèo nhất bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Các quốc gia phải thực hiện tất cả cam kết nhằm khôi phục các hệ sinh thái và đất đai bị suy thoái, kế hoạch hành động về khí hậu quốc gia để ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng vào năm 2030; tăng quy mô tài chính hỗ trợ các nước đang phát triển thích ứng với thời tiết khắc nghiệt, bảo vệ thiên nhiên và hỗ trợ phát triển bền vững.
"Mỗi đô la đầu tư vào việc phục hồi hệ sinh thái sẽ mang lại lợi ích kinh tế lên tới 30 đô la" - ông António Guterres khẳng định.
Trên quy mô toàn cầu, cứ 5 giây lại có một diện tích tương đương với một sân bóng đá bị xói mòn. Điều đáng chú ý là phải mất 1.000 năm mới tạo ra được 3cm lớp đất mặt.
Khu vực châu Á và Thái Bình Dương tự hào về sự đa dạng sinh học phong phú. Tuy nhiên, những thay đổi trong sử dụng đất và suy thoái do thâm canh nông nghiệp, phá rừng và đô thị hóa không được kiểm soát đang làm giảm tính đa dạng sinh học của nhiều hệ sinh thái.
Do đó, khu vực đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng do căng thẳng về nước và suy thoái đất.
Giai đoạn 2021 - 2030 được Liên hiệp quốc xác định là thập kỷ về phục hồi hệ sinh thái, chú trọng nhân rộng trên quy mô lớn việc phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái và phá hủy để ứng phó với khủng hoảng khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, nguồn nước và đa dạng sinh học.
Nam Việt
(baoquangnam.vn)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm