Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/07/2023, 10:30 AM

Top 5 ngôi chùa đẹp ở miền Bắc cho khách hành hương dịp hè

Chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Bổ Đà (Bắc Giang) hay Địa Tạng Phi Lai Tự (Hà Nam)… là những ngôi chùa đẹp, không gian thanh tịnh ở miền Bắc mà du khách nên dành thời gian ghé thăm trong chuyến du lịch Hè.

1. Chùa Tây Phương, Hà Nội

Chùa Tây Phương, còn được gọi là Sùng Phúc tự, chùa Tây, được xây dựng từ thế kỷ thứ 17, tọa lạc trên núi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Chùa Tây Phương tọa lạc trên núi Câu Lậu. Ảnh: Vương Lộc.

Chùa Tây Phương tọa lạc trên núi Câu Lậu. Ảnh: Vương Lộc.

Chùa Tây Phương không chỉ là điểm hành hương nổi tiếng vùng Bắc Bộ mà còn lưu giữ nhiều công trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của nền văn hóa lâu đời ở “xứ Đoài”.

Chùa Tây Phương nhìn từ trên cao. Ảnh: Vương Lộc.

Chùa Tây Phương nhìn từ trên cao. Ảnh: Vương Lộc.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam với ba tòa dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa song song với nhau gồm có chùa: Chùa Hạ, chùa Trung, Chùa Thượng.

2. Chùa Dâu, Bắc Ninh

Chùa Dâu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến hành hương, tìm hiểu về giá trị lịch sử.

Chùa Dâu là một trong những ngôi chùa cổ nhất nước ta. Ảnh: Vương Lộc.

Chùa Dâu là một trong những ngôi chùa cổ nhất nước ta. Ảnh: Vương Lộc.

Chùa tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, được chứng nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013. Theo Cục Di sản Văn hóa, chùa được khởi dựng năm 187 và hoàn thành năm 226 ở vùng Dâu, thành Luy Lâu.

Theo Cục Di sản Văn hóa, chùa được khởi dựng năm 187 và hoàn thành năm 226 ở vùng Dâu, thành Luy Lâu. Ảnh: Vương Lộc.

Theo Cục Di sản Văn hóa, chùa được khởi dựng năm 187 và hoàn thành năm 226 ở vùng Dâu, thành Luy Lâu. Ảnh: Vương Lộc.

Chùa Dâu được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam và nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp – 4 vị nữ thần hình thành từ sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt.

3. Chùa Địa Tạng Phi Lai, Hà Nam

Địa Tạng Phi Lai Tự là điểm hành hương nổi tiếng ở Hà Nam. Ảnh: Vương Lộc.

Địa Tạng Phi Lai Tự là điểm hành hương nổi tiếng ở Hà Nam. Ảnh: Vương Lộc.

Chùa Địa Tạng Phi Lai tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Thời gian gần đây, ngôi chùa này thu hút nhiều du khách đến chiêm bái nhờ vẻ đẹp thanh tịnh, yên bình.

Kiến trúc và bố cục của chùa Địa Tạng Phi Lai được thiết kế gần gũi với thiên nhiên. Ảnh: Vương Lộc

Kiến trúc và bố cục của chùa Địa Tạng Phi Lai được thiết kế gần gũi với thiên nhiên. Ảnh: Vương Lộc

Theo TTXVN, chùa Địa Tạng Phi Lai, tên cổ là chùa Đùng, cách Hà Nội khoảng 70km, có địa thế phong thủy tựa lưng vào núi. Ngôi chùa ẩn mình trong rừng thông, tạo cảm giác yên bình, thanh tịnh. Kiến trúc và bố cục của chùa Địa Tạng Phi Lai được thiết kế gần gũi với thiên nhiên.

4. Chùa Bổ Đà, Bắc Giang

Theo Cổng TTĐT tỉnh Bắc Giang, chùa Bổ Đà được xây dựng từ thời nhà Lý. Ảnh: Vương Lộc

Theo Cổng TTĐT tỉnh Bắc Giang, chùa Bổ Đà được xây dựng từ thời nhà Lý. Ảnh: Vương Lộc

Chùa Bổ Đà, còn được gọi là chùa Bổ, toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, thuộc địa phận thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngôi chùa này có vườn tháp được đánh giá là đẹp và lớn nhất trong số những ngôi cổ tự ở Việt Nam.

Theo Cổng TTĐT tỉnh Bắc Giang, chùa Bổ Đà được xây dựng từ thời nhà Lý. Chùa thờ tam giáo (Tam giáo đồng nguyên): Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Một trong những nét đặc sắc của chùa Bổ Đà là khu vườn tháp nằm nghiêng theo độ cao của núi Bổ Đà.

Một trong những nét đặc sắc của chùa Bổ Đà là khu vườn tháp nằm nghiêng theo độ cao của núi Bổ Đà. Ảnh: Vương Lộc.

Một trong những nét đặc sắc của chùa Bổ Đà là khu vườn tháp nằm nghiêng theo độ cao của núi Bổ Đà. Ảnh: Vương Lộc.

Với khoảng 100 ngôi tháp, nằm trên diện tích khoảng 8000m², vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là đẹp và lớn nhất trong số những ngôi cổ tự ở Việt Nam.

5. Chùa Phúc Lâm, Hưng Yên

Chùa bao gồm các tòa tháp, có nhiều pho tượng Phật lớn. Ảnh: Vương Lộc.

Chùa bao gồm các tòa tháp, có nhiều pho tượng Phật lớn. Ảnh: Vương Lộc.

Chùa Phúc Lâm tọa lạc tại thôn La Mát, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, cách TP Hà Nội khoảng 50km. Ngôi chùa này thu hút du khách với vẻ ngoài rực rỡ sắc vàng, nằm giữa phong cảnh làng quê yên bình, thanh tịnh.

Được biết đến là ngôi cổ tự có tuổi đời hơn 100 năm, do thời gian tàn phá, ngôi chùa đã từng xuống cấp nghiêm trọng. Sau thời gian trùng tu, chùa Phúc Lâm như được khoác lên mình tấm áo mới lộng lẫy, uy nghi và tráng lệ hơn.

Với lối kiến trúc đặc sắc cùng nghệ thuật chạm trổ tinh xảo, chùa Phúc Lâm trở thành điểm đến tâm linh nổi bật tại Hưng Yên. Ảnh: Vương Lộc

Với lối kiến trúc đặc sắc cùng nghệ thuật chạm trổ tinh xảo, chùa Phúc Lâm trở thành điểm đến tâm linh nổi bật tại Hưng Yên. Ảnh: Vương Lộc

Xung quanh chùa là khuôn viên rộng rãi trồng nhiều cây xanh, tiểu cảnh và hồ nước; phía sau là cánh đồng trù phú của làng quê Bắc Bộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phước Long cổ tự tưởng niệm tổ khai sơn

Trong nước 21:42 31/10/2024

Trong các ngày 30, 31-10 (28,29-9-Giáp Thìn), chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm tổ Tế Nhuận và khai chung.

Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang (Phú Thọ)

Trong nước 14:45 31/10/2024

Sau vụ cháy chùa Phổ Quang, trong những ngày qua, người dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lau dọn, vệ sinh ngôi chùa hơn 800 tuổi và gia cố bảo vật quốc gia.

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh

Trong nước 14:00 30/10/2024

Trưa nay, 29/10, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM do Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM làm trưởng đoàn đã đến tổ đình Bửu Thạnh (TP.Thủ Đức) viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức tân viên tịch.

Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức viên tịch

Trong nước 15:00 28/10/2024

Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, viện chủ tổ đình Bửu Thạnh (P.Long Trường, TP.Thủ Đức, TP.HCM) vừa viên tịch.

Xem thêm