Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Trung Quốc hiện đại hóa giáo dục Phật giáo

Vào thế kỷ 20, Trung Quốc đã phải đối mặt với hàng loạt thách thức và những phán quyết chưa từng có bởi hệ thống chính trị của các triều đại 2.000 năm tuổi đang trên bờ vực thẳm. 

Cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) - cách mạng dân chủ tư sản - do những người trí thức cấp tiến, giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số quốc gia Châu Á khác.
 
Do quá trình hiện đại hóa, nỗ lực xây dựng quốc gia nửa đầu thế kỷ 20, đã dẫn đến việc chính trị hóa hầu hết mọi khía cạnh của xã hội, bao gồm cả tôn giáo, thường bị coi là trở ngại trên lộ trình phát triển của Trung Quốc. Tôn giáo phải đối mặt với những khó khăn trong xã hội. Một mặt, sự bảo trợ của đế quốc đã biến mất cùng sự sụp đổ của triều đại quân chủ cuối cùng, các tổ chức Phật giáo và Đạo giáo phải tìm ra những cách thức mới để tồn tại. Mặt khác, tôn giáo phải đối mặt với các chính sách tôn giáo ngày càng khó khăn của Chính phủ Cộng hòa. Các nhà lãnh đạo tôn giáo phải củng cố vị trí của họ trong xã hội.
 
Trung tâm của dự án xây dựng một quốc gia mới là hiện đại hóa giáo dục, có khả năng giải quyết nhiều vấn đề tại Trung Quốc. Với khẩu hiệu “Cứu quốc thông qua giáo dục” (教育救國), hy vọng một nền giáo dục hiện đại, kết hợp với đạo đức của một nền văn hóa quốc gia và kiến thức thực tiễn của khoa học, công nghệ phương Tây, công dân chuyên dụng. 
 
Một điều nghịch lý, nền giáo dục hiện đại này sẽ được thực hiện bằng chi phí của tôn giáo trong chiến dịch “Xây dựng trường học với tài sản tôn giáo” (廟產興學). Với tình hình nghiêm trọng về tài chính, các quan chức Chính phủ đề nghị các cơ sở tự viện tôn giáo dùng nguồn tài nguyên của mình để tài trợ cho hệ thống giáo dục của quốc gia mới.
 
Trong bối cảnh này, Tịnh xá Kỳ Hoàn (Jetavana Hermitage - 祗洹精舍) được thành lập vào năm 1908 bởi Cư sĩ Dương Văn Hội (楊文會, 1837-1911), nhà cải cách Phật giáo, cha đẻ thời kỳ Phục hưng Phật giáo hiện đại, đã cung cấp nguyên mẫu cho các Học viện Phật giáo hiện đại. Với chương trình giảng dạy dành riêng cho nghiên cứu học thuật lịch sử Phật giáo, văn bản và giáo lý, đã đào tạo ra một số nhà tư tưởng Phật giáo nổi bật trong thời hiện đại như Thái Hư Đại sư (太虚大師, 1890-1947) và Cư sĩ Âu Dương Cánh Vô (歐陽竟無, 1871-1943).
 
Sau khi trường Phật giáo hiện đại đầu tiên được xây dựng dưới tên “Phật học viện” (佛 學院) thành lập vào năm 1922, tại Vũ Xương, một quận của thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, do Thái Hư Đại sư sáng lập; các mô hình học tập nhanh chóng trở nên phổ biến trong cộng đồng Phật giáo Trung Quốc. Với chương trình giảng dạy toàn diện, bao gồm cả các môn học Phật giáo và thế tục, một phương pháp sư phạm hiện đại, sử dụng sách giáo khoa, bảng đen và các kỳ thi, Phật học viện ở Vũ Hán tiêu biểu cho cách giảng dạy mới trong giáo dục Phật giáo Trung Hoa.
 
Dù quy mô khiêm tốn và thời gian tồn tại không lâu, nhưng những mô hình Phật giáo hiện đại này đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng tăng ni sinh và cư sĩ học Phật. Họ quan niệm rằng: một khi loại bỏ được mê tín dị đoan và các yếu tố không mong muốn khác, Phật giáo sẽ trở thành một tôn giáo đạo đức và phổ biến trên toàn cầu, sẽ là điều cần thiết cho dự án tăng trưởng quốc gia Trung Quốc, với khẩu hiệu “Phật giáo Cứu quốc” (佛教救國). 
 Kỷ niệm ngày Đại lễ Phật Đản tại Phật học viện Vũ Xương năm 1023. Ảnh: fo.ifeng.com
 
Sau một thế kỷ, nền tảng lịch sử cho dự án hiện đại hóa Phật giáo vẫn còn liên quan đến những nỗ lực thời hiện tại, để hiểu những diễn biến diễn ra trong Phật giáo Trung Hoa đại lục. Phật giáo có được đồng lựa chọn hay “sử dụng” bởi chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là trong tham vọng sáng kiến “Vành đai và con đường” (一带一路)?
 
Vị lãnh đạo Phật giáo có thực sự được chia sẻ tầm nhìn về giấc mơ Trung Quốc không? Mọi người có quyền thắc mắc một cách chính đáng về quyền tự chủ của các cơ sở Phật giáo, không thể bác bỏ trung tâm của dân tộc vì lý tưởng “hiện đại hóa” trong Phật giáo Trung Hoa hiện đại. Liệu Phật giáo có thể đóng vai trò hàng đầu trong một xã hội dân sự dân chủ, như trong trường hợp của Đài Loan?
 
Tác giả: Thượng tọa Rongdao Lai (榮道賴) (*)
 
(*) Ven. Rongdao Lai (榮道賴), Trợ lý Giáo sư tại Trường Đại học Tôn giáo, Nam California, Hoa Kỳ, là Nghiên cứu sinh năm 2016 của Chương trình Quỹ Gia đình Robert H.N. Ho trong nghiên cứu Phật giáo.
 
Tài liệu tham khảo:
- Zarrow, Peter, 2005. Trung Quốc trong Chiến tranh và Cách mạng, 1895–1949 . New York: Routledge.
- Nedostup, Rebecca, 2009. Chế độ mê tín dị đoan: Tôn giáo và Chính trị của hiện đại Trung Quốc, Cambridge: Trung tâm Châu Á Đại học Harvard.
- Goossaert, Vincent và David Palmer, 2011. Câu hỏi tôn giáo ở Trung Quốc hiện đại. Chicago: Nhà in Đại học Chicago.
 
Bài viết này là một phần về tình hình của Phật giáo tại Cộng hòa Nhân dân, một dự án đặc biệt tập trung vào các trường phái Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc đương đại. Thông qua dự án này, nhóm biên tập của Buddhistdoor Global và những chuyên gia mong muốn cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn, sâu sắc và mang tính thông tin về lịch sử của Phật giáo Trung Hoa đương đại, những ứng dụng hiện đại và ảnh hưởng đang định hình gương mặt thay đổi của Trung Quốc hiện đại. 
 
Vân Tuyền (Nguồn: Buddhistdoor Global)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Sáng đạo trong đời” đánh thức nội tâm thanh tịnh trong ta

Tin tức 22:37 22/11/2024

Hòa thượng Thích Thọ Lạc nói xem triển lãm ‘Sáng đạo trong đời’ chúng ta, như được chiêm ngưỡng một thế giới nội tâm thanh tịnh, nơi mà tình yêu thương và lòng từ bi được lan tỏa.

Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp có nhân sự mới

Tin tức 15:49 22/11/2024

Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp hôm 20/11 đã công bố quyết định bổ sung nhân sự Trường Trung cấp Phật học tỉnh này.

Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện

Tin tức 07:00 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin tức 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Xem thêm