Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/05/2016, 23:31 PM

Trưởng lão Hòa thượng Vĩnh Tinh, Chủ tịch Hiệp hội PG Hồng Kông viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Vĩnh Tinh, pháp mạch Thiền phái Thiên Giáo quán Tổng trì đời thứ 45, Khai sơn Tây Phương Tự, Hồng Kông, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Phật giáo Hồng Kông, Chủ tịch Hội Bồ đề học Hồng Kông. Công hạnh viên mãn, Ngài an tường xả báo thân, nhập Pháp thân vào lúc 08 giờ sáng ngày 30/03/Bính Thân (06/05/2016). Hưởng thượng thọ 91 Xuân. Tăng lạp 78 Thu. Giới lạp 73 Hạ. 

 
Trưởng lão Hòa thượng thị hiện vô thường, trụ thế duyên tận xả huyễn thân, tứ chúng phật tử bi thống. Thỉnh nguyện Trưởng lão Hòa thượng với hạnh nguyện Bồ tát, tái lai ta bà quảng độ hữu tình.

Nhục thân lão Hòa thượng Vĩnh Tinh được khâm liệm vào lúc 19 giờ ngày 06/05/2016, tôn trí tại linh đường Tây Phương Tự, Hồng Kông. “Pháp hội Tam thời hệ niệm” sẽ được cử hành vào ngày 11/05/2016. Lễ Tưởng niệm sẽ cử hành vào lúc 08 giờ sáng ngày 06/04/Bính Thân (12/05/2016).

“Pháp hội Kim Cương Cát Tường” do Liên hiệp Phật giáo Hồng Kông tổ chức, nhân duyên Pháp hội, tứ chúng đệ tử cảm niệm Ân sư, kỳ nguyện chư Phật Bồ tát cứu độ chúng sinh, kỳ nguyện Trưởng lão Hòa thượng Ân sư an trú Thường Tịch quang, gia trì thế giới hòa bình, nhân dân an lạc. 

Chính thức cử hành lễ Tưởng niệm - Di quan - Trà tỳ vào lúc 09 giờ ngày 15/04/Bính Thân (21/05/2016), sau đó cung thỉnh Di ảnh, Linh vị Trưởng lão Hòa thượng phản hồi Tây Phương Tự, cử hành lễ Phản khốc (An Linh) tại Vãng sinh Phổ phật nhất đường, hồi hướng cố Trưởng lão Hòa thượng liên tăng Thượng phẩm, thổ quy Tịch Quang.

Sau khi hỏa táng, “Pháp hội Báo ân Niệm Phật” sẽ cử hành tại Đại hùng Bảo điện Tây Phương Tự vào ngày 16/04/Bính Thân (22/05/2016) và ngày 23/05/2016 kết thúc viên mãn.

Từ tâm Bi nguyện Tuệ đăng Cao chiếu.

Trưởng lão Hòa thượng Vĩnh Tinh với sự nghiệp hoằng pháp, từ thiện xã hội.

Trưởng lão Hòa thượng Tục gia họ Lưu, học danh Khắc Cần, pháp danh Diễm Lâm (演霖), Pháp hiệu Vĩnh Tinh (永惺), sinh năm 1926 tại huyện Huyện tự trị dân tộc Mông Cổ Khách Lạt Thấm Tả Dực, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. 

Gia đình có sáu anh chị em, Ngài thứ Năm. Sinh trong gia đình nông dân, song thân phật giáo đồ thuần thành. Lúc ấu niên Ngài phải chít khăn tang với nổi đớn đau mất mẹ, cha phải chịu cảnh gà trống nuôi con. 

Năm 12 tuổi, Ngài đảnh lễ lão Pháp sư Thường Tu xin thế phát xuất gia. Năm 17 tuổi Ngài đăng đàn thụ giới Sa di tại Trường Xuân Bát Nhã Tự (護國般若寺), thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. 

Năm 21 tuổi đăng đàn thụ Cụ túc giới tại Hộ Quốc Vạn Thọ Thiền Tự (護國萬寿禪寺), thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc.

Sau đó, Ngài đi hành cước tham học phật pháp khắp các Phật học đường như Phật học viện Quan Âm Tự (觀音寺佛學院), Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, phía đông bắc Trung Quốc, Phật học viện Trạm Sơn Tự (湛山寺佛學院), thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc... Y chỉ cầu pháp tham học với Lão Pháp sư Hỏa Hư (1875-1963), Trưởng lão Pháp sư Định Tây (1895 - 1962). 

Được phúc duyên hầu hạ thị giả nhị vị Tôn đức, Ngài nhẹ gót phong lướt sóng trên bể Pháp mênh mông, dạo bước vào rừng thiền sâu thăm thẳm, đêm ngày miệt mài đèn sách, Nghiên tầm Tang tạng giáo điển. 

Năm 1948, Ngài sang Hoằng pháp ở Hồng Kông và Sáng lập Tùng lâm Tự viện Phật giáo như Đông Lâm Niệm Phật đường, Hội Bồ Đề học, Hồng Kông, Kiến tạo Tây Phương Tự, Đông Lâm An Dưỡng lão viện, Bồ Đề Hộ lý An lão viện.v.v…

Tâm niệm của Ngài luôn nghĩ đến việc giáo dục đào tạo tăng tài, dùng phương diện giáo dục làm sự nghiệp, trù bị Phật học viện Bồ Đề, Thư viện Hoa Hạ, Trường Trung Học Anh văn, Trường mẫu giáo, hơn chục Trường tiểu học, Phật học viện ni chúng Hải Thành Hưng. 

Hằng năm, Ngài tham gia các việc hoằng pháp lợi sinh, công tác tế bần an lão, tâm huyết vì sự an lạc hạnh phúc cho cộng đồng là ưu tiên hàng đầu.

Đầu năm 2006, nhận lời thỉnh cầu của lãnh đạo Liêu Ninh, thành phố Triều Dương, Cục An ninh Tôn giáo, Bảo tàng Văn hóa ủy thác cho Ngài Quản lý Tự viện Phật giáo hai địa phương này. 

Với tinh thần Đại Bi Vô Úy thí, tiếp tục thệ nguyện mồi ngọn đuốc Tuệ mệnh của Phật, Ngài quyết định phát khởi tu phục công trình, trùng kiến Đại điện, lên kế hoạch hưng kiến Phật Học viện, quy hoạch xây dựng Trường Cao đẳng Phật học kết hợp với Đại học Liêu Ninh trứ danh thành “Trung tâm Nghiên cứu Phật học Vĩnh Tinh-永惺佛學研究中心” và chính thức khai trương vào ngày 26/07/2006. 

Các Trung tâm gồm có hai phần: 

1. Nội hàm định hướng nền giáo dục cho cấp phổ thông và đại học. 

2. Cao học, Thạc sỹ, Nghiên cứu sinh Giáo dục Tiến sỹ, một chương trình giáo dục toàn diện, đào tạo chính quy, giáo viên tuyệt vời, phù hợp và thực tế với đương thời, và các trung tâm nghiên cứu phật giáo tại phía Nam và phía Bắc đại học Hồng Kông. 

Đây cũng là môi trường tác động phật giáo Đông Bắc Hồng Kông chấn hưng, đó là bi nguyện của Ngài tùy nguyện sở thành.

Với nhiệm vụ Trụ pháp Vương gia, Trì Như Lai tạng, Ngài miệt mài hoằng pháp lợi sinh tại Hồng Kông hơn nửa thế kỷ, luôn chia sẻ cống hiến đối với cộng đồng, chẩn tai tế bần, hộ lão từ ấu, kiến tạo Tự viện Tùng lâm, tiếp tăng độ chúng, trùng tu kiến thiết danh lam cổ tự, giáo dục đào tạo tăng tài, tân hỏa tương truyền trang nghiêm, pháp hóa hoằng khai. 

Năm 2002, nhận bằng tiến sĩ danh dự tại Thái Lan, do Đại học Mahachulalongkorn trao tặng. Ngày 08/12/2012, được Chính phủ Hồng Kông trao tặng giải Ngân Tử Kinh tinh, thật đáng ngưỡng mộ.

Ngài từng đảm nhận trụ trì các Tự viện phật giáo trong nước lẫn ngoại quốc và các chức danh của những hiệp hội, đoàn thể như Phó Hội trưởng Liên Hiệp Hội Phật giáo Hồng Kông, Phó Hội trưởng Liên hiệp hội tăng già Hồng Kông, Hội trưởng Hội Bồ Đề học, Hồng Kông, Khai sơn Tây Phương Tự (hiệp Pháp chủ Hòa thượng), Chủ nhiệm Ủy ban kiến tạo trùng tu Triều Dương, Liêu Ninh, Phương trượng Trụ trì các Tùng lâm Tự viện; Phổ Đà Sơn, Malaysia, Từ Vân Tự, Hoa Kỳ, Chủ tịch Hội Phật giáo Đức Châu, Hoa Kỳ, Sáng lập Tây Áo Bồ Đề Tự, Australia...

Về phương diện sự nghiệp văn hóa, xuất bản “Bồ Đề nguyệt san”, tổ chức đoàn thể phật giáo lớn nhỏ tại Cửu Long, Hồng Kông, Hội Hoằng pháp lưỡng ngạn, triển lãm hoằng pháp quy mô và các cuộc Tọa đàm, Hội thảo phật học, quảng thí vô úy, tất cả vì sự lợi lạc hữu tình. 

Trước tác thậm phong, xuất bản “Vĩnh Tinh pháp ngữ lục”, “Phật học vấn đáp”, “Vĩnh Tinh Thượng nhân Khai thị lục” tập 1, 2, 3, “Vĩnh Tinh lão Hòa thượng pháp Ngữ lục”... 

Tâm Bi nguyện, Dũng mãnh tinh tiến, Trưởng lão Hòa thượng Vĩnh Tinh xứng danh mô phạm tiêu biểu cho hậu thế noi gương.
 
Vân Tuyền 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Cậu bé ở Mỹ nhớ chi tiết về “tiền kiếp”, chính xác đến mức không thể giải thích

Quốc tế 15:35 23/03/2024

Một cậu bé ở Mỹ có những ký ức rất chi tiết - và chính xác đến đáng sợ - về những điều mà cậu gọi là “tiền kiếp” của mình. Đến bố mẹ của cậu cũng không hiểu vì sao con mình lại “nhớ” được những việc như vậy.

Lào phát hiện kho báu hơn 100 pho tượng Phật chưa xác định được nguồn gốc và độ tuổi

Quốc tế 14:10 23/03/2024

Mới đây, chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đã khai quật được hơn 100 pho tượng Phật lớn nhỏ và nhiều đầu tượng Phật có hình dạng khác nhau ở huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo.

Phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Quốc tế 15:30 14/03/2024

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Xem thêm