Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 08/03/2020, 05:47 AM

Tam đức lục vị là gì?

Tam đức có ba nghĩa: mềm mại, tinh khiết, và đúng pháp. Còn lục vị là: đắng, chua, ngọt, cay, mặn và lạt.

Những câu thông thường về Phật giáo nên đọc

Hỏi: Kính bạch thầy, trong quyển sách nhỏ nghi thức thọ trai cúng quá đường, sau câu Ma ha bát nhã ba la mật, có bốn chữ Tam đức lục vị, con chưa hiểu bốn chữ này ý nghĩa như thế nào. Kính xin thầy khai thị. Con cám ơn thầy.

Tam đức có ba nghĩa: mềm mại, tinh khiết, và đúng pháp. Còn lục vị là: đắng, chua, ngọt, cay, mặn và lạt.

Tam đức có ba nghĩa: mềm mại, tinh khiết, và đúng pháp. Còn lục vị là: đắng, chua, ngọt, cay, mặn và lạt.

Đáp: Tam đức có ba nghĩa: mềm mại, tinh khiết, và đúng pháp. Còn lục vị là: đắng, chua, ngọt, cay, mặn và lạt.

Trong Phẩm Tự của Kinh Đại Bát Niết Bàn có nói: "Khi Phật sắp nhập Niết bàn, các Ưu bà tắc sắm sửa các thức uống ăn dâng lên cúng dường Phật và chúng tăng, các thức uống ăn nầy ngon ngọt có đủ tam đức, lục vị". Về sau tam đức lục vị trở thành bài kệ được chư Tổ liệt vào trong nghi thức cúng dường thọ trai hằng ngày ở trong các tự viện thuộc hệ Phật giáo Bắc tông. Phật giáo Nam tông (Nguyên Thủy) thì không có hình thức cúng dường ở quá đường như Phật giáo Bắc tông (Phát Triển).

Cần nói thêm, trong ba đức trên có hai đức quan trọng mà chúng ta cần để ý đó là: "Tinh khiết và Đúng pháp". Tinh khiết là những thức ăn, thức uống cần phải được bảo trì giữ gìn sạch sẽ. Đúng pháp là phải giữ đúng theo phép tắc vệ sinh. Vì những điều nầy có liên quan đến sức khỏe của chúng tăng và những người khác. Nếu những vị nấu nướng ở khu nhà bếp mà không cẩn thận giữ gìn sạch sẽ mất phẩm chất vệ sinh, nhất là những thức ăn uống không được bảo quản kỹ lưỡng thì, sẽ gây ra ảnh hưởng rất tai hại đến sức khỏe của mọi người.

Thường tạo nghiệp lành để sống an vui

Thế nên, cả hai điều đó ta đều phải tránh. Mong rằng, những ai có trách nhiệm nấu nướng ở nhà bếp xin lưu ý quan tâm đến vấn đề hệ trọng này.

Thế nên, cả hai điều đó ta đều phải tránh. Mong rằng, những ai có trách nhiệm nấu nướng ở nhà bếp xin lưu ý quan tâm đến vấn đề hệ trọng này.

Người có trách nhiệm quản lý trông coi nhà bếp phải thường xuyên kiểm soát những thực phẩm tồn kho cho thật kỹ lưỡng. Những thức ăn nào quá hạn lâu ngày thì nên vứt bỏ đi đừng có tiếc nuối lưu trữ để dùng. Có người vì không hiểu cứ tiếc nuối sợ bỏ mang tội của Đàn na tín thí nên cứ mang ra nấu ăn hoài. Có những thức ăn để tồn trữ quá lâu mà vẫn cứ xài. Nhất là dầu ăn cứ xài đi xài lại ắp lẵm đến độ dầu trở nên đen xì mà vẫn cứ dùng. Thế là người nấu thì không sao mà người ăn mới thật là nguy hiểm! Điều nầy rất có hại cho gan và có thể gây ra tình trạng bị bệnh ung thư gan. Thiết nghĩ, đây là một vấn đề tối ư quan trọng mà các vị có trách nhiệm làm việc ở khu nhà trù cần phải cẩn trọng quan tâm lưu ý.

Rồi đến việc nêm nếm cũng vậy. Có người vì vô ý nên khi nêm nếm thức ăn lại nếm trực tiếp, đó là mất tinh khiết không phù hợp với nguyên tắc vệ sinh. Nếu người đó sẵn mang trong người một chứng bệnh nan y nguy hiểm nào đó, mà lại nêm nếm như thế, thì sẽ dễ gây ra cho người khác bị truyền nhiễm. Tốt hơn hết, khi nêm nếm ta cần phải múc ra một cái chén riêng không được nếm trực tiếp vào trong cái vá hoặc cái muỗng. Nếu bất cẩn ta phạm vào hai cái lỗi: Một là, ta đã dùng trước chúng Tăng, điều nầy mang tội rất lớn.

Trong Luật Sa Di có nêu ra câu chuyện về một thầy Sa di khi chặt gọt đường phèn dâng cúng chúng Tăng, đường dính trong lưỡi dao, trộm lấy ăn, vì duyên tội ấy nên phải bị đọa vào địa ngục chịu biết bao nỗi cực hình thống khổ. Đến khi hết tội địa ngục còn bị cái dư báo phải trả là bị con dao bén cháy đỏ chặt đứt cuống lưỡi. Thật là đáng kinh sợ lắm thay! Thế nên những ai nấu bếp thiết đãi cúng dường chúng tăng cần phải lưu tâm cẩn thận vậy. Hai là, vì sự bất cẩn của ta mà gây ra làm người khác phải mang chứng bệnh như ta. Vì ta mà họ phải chịu họa lây. Thế nên, cả hai điều đó ta đều phải tránh. Mong rằng, những ai có trách nhiệm nấu nướng ở nhà bếp xin lưu ý quan tâm đến vấn đề hệ trọng này.

Thiền ăn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Hỏi - Đáp 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào?

Hỏi - Đáp 13:03 14/04/2024

Câu hỏi: Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào? Nó sẽ giúp gì trong quá trình trị liệu tâm lý?

Mất phương hướng và cô độc

Hỏi - Đáp 08:50 13/04/2024

Em hiện tại đang rất mất phương hướng. Cuộc sống của em rất bí, ít có sự giao lưu với bên ngoài. Em luôn ý thức được điều này, nhưng không biết cách khắc phục, em đã sống cô độc và trầm cảm từ năm phổ thông trung học. Mặc dù gia đình luôn quan tâm, bố em là một người rất nghiêm khắc.

Xem thêm