Bài sám tụng ngày lễ Phật Đản
Mỗi khi quỳ trước Phật đài tụng bài sám Phật Đản, chúng ta thấy rõ lòng mình hơn, nhìn sâu cuộc đời mình hơn và quán chiếu về thân phận của mình nhiều hơn. Điều này có nghĩa, mỗi lần tụng sám Phật Đản là mỗi lần chúng ta nhìn lại quảng đường tu tập của mình.
Ý nghĩa ngày Phật đản trong đời sống người Việt
Ý nghĩa của Đại lễ Phật Đản
Mỗi năm, vào ngày rằm tháng tư (15/04) âm lịch, nhân lễ kỷ niệm đức Phật Thích Ca đản sinh, chúng ta cùng nhau ôn lại lịch sử và tìm hiểu ý nghĩa thâm trầm của ngày lễ trọng đại này.
Lễ Phật Đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha (nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo.
Không có niềm vui nào của người Phật tử bằng niềm hân hoan đón mừng ngày Khánh đản của Đức Phật - Bậc Thầy tâm linh của muôn loài. Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người có hoàn cảnh khó khăn...
Đại lễ Phật đản 2020 sẽ được tổ chức như thế nào?
Mọi người trên thế gian đều có thể trở thành một vị Phật, một bậc sáng suốt giác ngộ, không phân biệt nam nữ, xuất xứ, đẳng cấp, trẻ già, thời đại, đã có gia đình hay chưa, nếu người đó biết tu tập theo đúng chính pháp, theo đúng bản đồ tu học. Ðây là ưu điểm nổi bậc của đạo Phật: Có hằng hà sa số các vị Phật, từ quá khứ, đến hiện tại và vị lai, chứ không phải chỉ có một vị Phật duy nhất làm giáo chủ là đức Phật Thích Ca, còn tất cả các loài chúng khác đều phải thờ lạy theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực.
Rộng hơn, không chỉ trong mùa Phật đản, mà xuyên suốt, đã là người con của Phật thì không riêng gì ngày Phật Đản mà bất cứ khi nào cũng thực tập học và hành trì giáo lý Phật pháp mà sửa đổi bản thân, bớt thói đố kị, kiêu căng, sân hận, cố gắng sống tốt đời đẹp đạo, lan toả những giáo lý tốt đẹp cho mọi người xung quanh để tất cả được bình an, hạnh phúc.
Bài sám tụng lễ Phật Đản
NGUYỆN HƯƠNG
(Quỳ tụng)
Trầm thủy, rừng Thiền hương sực nức.
Chiên đàn vườn tuệ đã vun trồng.
Ðao Giới vót thành hình non thẳm.
Nguyện đốt lò tâm mãi cúng dâng.
Nam-mô Bồ-tát Hương Cúng Dường. (3 lần, đứng lên)
TÁN PHẬT
Ðại từ, đại bi thương chúng sanh.
Ðại hỷ, đại xả, cứu hàm thức.
Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm.
Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.
- Chí tâm đảnh lễ, tất cả chư Phật ba đời tột hư không khắp pháp giới. (1 lạy )
- Chí tâm đảnh lễ, tất cả Chánh pháp ba đời tột hư không khắp pháp giới. (1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ, tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời tột hư không khắp pháp giới. (1 lạy)
TÁN PHÁP
Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn.
Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ.
Nguyện hiểu nghĩa chơn Ðức Thế Tôn.
Qui kính Phật Bồ-tát trên hội Bát Nhã. (3 lần)
TÂM KINH TRÍ TUỆ CỨU CÁNH RỘNG LỚN
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách.
Này Xá-lợi-phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.
Này Xá-lợi-phất! Tướng không của các pháp, không sanh, không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. Cho nên trong tướng không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí tuệ cũng không có chứng đắc.
Vì không có chỗ được, nên Bồ-tát y theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát-nhã Ba-la-mật-đa được đạo quả Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Nên biết, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chân thật không dối. Vì vậy nói chú Bát-nhã ba-la-mật-đa, liền nói chú rằng:
"Yết-đế, yết-đế, ba-la yết- đế, ba-la tăng yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha". (3 lần)
LỄ PHẬT
- Chí tâm đảnh lễ: Giáo chủ cõi Ta bà Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ( 7 lần, mỗi lần 1 lễ)
- Chí tâm đảnh lễ: Bồ Tát Đại Trí Văn Thù, Sư Lợi. (mỗi câu lễ 1 lễ)
- Chí tâm đảnh lễ: Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền.
- Chí tâm đảnh lễ: Chư tôn Bồ Tát hộ trì chánh pháp.
- Chí tâm đảnh lễ: Phật Bồ Tát hiện tại đạo tràng (đánh chuông 2 cái, lễ 1 lễ)
Hôm nay là ngày Phật Đản
Toàn thể chúng con
Tâm thành kính lễ
Lòng tràn hoan hỷ
Cảm kích vô cùng
Đức Phật ra đời
Vì thương nhân loại
Chúng sinh chìm đắm
Trong biển trầm luân
Sinh tử không dừng
Chừng nào ra khỏi ?
Thuyền từ rời bến
Vào chốn biển mê.
Cứu vớt chúng sinh
Đưa lên bờ giác
Vô minh đêm tối,
Chẳng biết lối đi
Cầm đuốc đưa đường
Dẫn về quê cũ.
Thế tôn ứng hiện,
Dưới cội Vô ưu.
Vừa mới ra đời,
Liền đi bảy bước
Gót chân sen nở,
Nhạc trời reo vang,
Mừng đấng cứu đời
Giáng sinh trần thế
Tin vui đồn khắp
Thành thị thôn quê
Nô nức reo hò
Như hạn gặp mưa
Như con mừng mẹ
Ngài đã lớn lên
Sống trong nhung lụa
ở vị đông cung
Mà không mãn ý
Đền vàng điện ngọc
Chẳng chút bận tâm
Vợ đẹp con yêu,
Không sao trói buộc
Canh cánh nỗi lòng,
Vì thương nhân loại.
Rồi một đêm ấy,
Vượt thành xuất gia
Tìm học các tiên
Mà không toại nguyện
Quyết tâm khổ hạnh,
Thử đạt đạo chăng,
Đã trải sáu năm
Chỉ chiêu kiệt lực.
Bỏ tu khổ hạnh,
Đến cội bồ đề
Thệ nguyện nơi đây,
Nếu không thành đạo
Xương tan thịt nát
Thề không đổi đời,
Đến đêm bốn chín
Sao mai vừa lên
Đạo cả sáng ngời
Bồ Đề viên mãn
Mối mang sinh tử,
Cội gốc vô minh
Dứt sạch vỡ tan
Không còn mảnh vụn.
Ngài liền tuyên bố
Chứng quả Bồ Đề
Thành bậc Chánh giác
Nhớ đến chúng sinh
Lặn hụp biển mê
Ngài đi hoằng hoá
Ngót bốn mươi năm
Không hề ngừng nghỉ
Người đạt đạo quả,
La Hán rất nhiều,
Bồ Tát, chư Thiên
Không sao tính kể
Chánh pháp từ đây,
Rao truyền rộng khắp
Phá tan mê chấp,
Tẩy sạch tà đồ
Mở mắt chúng sinh
Thấy trời quang đãng
Đông Tây, Nam, Bắc
Khắp cõi Ta Bà,
Dần được no lòng,
Nếm mùi giải thoát.
Đến tám mươi tuổi
Vào rừng Sa La;
ở dưới hai cây,
Thế Tôn thị tịch
Chúng tăng than khóc
Chư Thiên ngậm ngùi
Đức Phật hết duyên
Niết bàn an nghỉ
ân cao đức trọng
Làm sao đáp đền?
Chỉ cố gắng tu,
Đạt được đạo quả
Mồi đèn nối lửa
Đời đời không dùng
Đền ơn Chư Phật
Là ơn chẳng đền
Giáo hoá chúng sinh,
Là đền ơn Phật
Chúng con phát nguyện
Quyết chí tiến tu,
Theo gương Đức Phật
Chúng sinh còn mê,
Chúng con phải giác
Chúng sinh còn khổ,
Chúng con ban vui,
Không sót một người
Mới tròn bản nguyện
CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN
Một nguyện nguồn linh thường trong lặng
Hai nguyện tạng thức dứt lăng xăng
Ba nguyện khối nghi đều tan nát
Bốn nguyện trăng định mãi tròn đầy
Năm nguyện pháp trần không khởi diệt.
Sáu nguyện lưới ái lìa buộc ràng.
Bảy nguyện suy nghĩ hành Thập Địa.
Tám nguyện nghe suốt bỏ Tam Thiên.
Chín nguyện tâm vượn thôi nhảy nhót.
Mười nguyện ý ngựa dứt cương yên.
Mười một nguyện mở lòng nghe Phật dạy.
Mười hai nguyện mến thích Tổ Sư Thiền.
CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG
Công đức lễ Phật Đản khôn tính kể
Thắng phước vô biên đồng hướng về
Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh
Thảy đểu thể nhập vô sinh nhẫn.
Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não
Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời
Nguyện cả tội chướng thảy tiêu trừ
Đời đời thường hành Bồ Tát đạo.
Nguyện đem công đức tu hành này
Trang trải mười phương khắp tất cả
Hết thảy chúng con cùng các loài
Đồng được lên ngôi Vô Thượng Giác.
CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN
Một nguyện nguồn linh thường trong lặng.
Hai nguyện Tạng thức dứt lăng xăng.
Ba nguyện khối nghi đều tan nát.
Bốn nguyện trăng định mãi tròn đầy
Năm nguyện pháp trần không khởi diệt.
Sáu nguyện lưới ái lìa buộc ràng.
Bảy nguyện suy nghĩ hành Thập Ðịa.
Tám nguyện nghe suốt bỏ Tam thiên.
Chín nguyện tâm vượn thôi nhảy nhót.
Mười nguyện ý ngựa dứt cương yên.
Mười một nguyện mở lòng nghe Phật dạy.
Mười hai nguyện mến thích Tổ Sư Thiền.
HỒI HƯỚNG
Chúng con hồi tâm về Thánh Chúng.
Ân cần đầu cúi lễ Từ Tôn.
Thềm thang Thập Ðịa nguyện sớm lên.
Chân tâm Bồ-đề không thối chuyển.
PHỤC NGUYỆN
Cửa Thiền thường nghiêm tịnh,
Toàn chúng mãi thuận hòa,
Phật tuệ chiếu sáng ngời.
Mưa pháp hằng nhuần gội.
Phật tử lòng tin sâu,
Ruộng phước càng tăng trưởng.
Chúng sanh sống an lạc,
Vui hưởng cảnh thái bình.
Nơi nơi dứt đao binh,
Mỗi mỗi đều thành Phật.
Nam-mô Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni.
BA TỰ QUY Y
Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sanh, hiểu thấu đại đạo, phát tâm vô lượng. (1 lạy)
Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sanh, thâm nhập tam tạng, trí tuệ như biển. (1 lạy)
Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sanh, quản lý đại chúng, tất cả không ngại. (1 lạy)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Xem thêm