Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ dạ xoa theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(夜叉) Phạm: yakwa, Pàli: yakkha. Một trong tám bộ chúng, thường được gọi chung với La sát (Phạm: ràkwasa). Cũng gọi Dược xoa, Duyệt xoa, Dã xoa. Hán dịch: Khinh tiệp, Dũng kiện, Năng đạm, Quí nhân, Uy đức, Từ tế quỉ, Tiệp tật quỉ. Nữ tính Dạ xoa gọi là Dạ xoa nữ (Phạm: yakwiịì, Pàli: yakkhinì). Chỉ cho loài quỉ ở trên mặt đất hoặc ở trong hư không, dùng uy thế não hại người, hoặc dùng uy thế giữ gìn chính pháp. Cứ theo kinh Đại hội trong Trường a hàm quyển 12, luận Đại tì bà sa quyển 33 và luận Thuận chính lí quyển 31 nói, thì Dạ xoa được đặt dưới quyền điều khiển của vua trời Tì sa môn, có bổn phận giữ gìn các cõi trời Đao lợi v.v... Loài quỉ này được thụ hưởng những sự vui sướng và có đầy đủ uy thế.Cứ theo luận Đại trí độ quyển 12 nói thì có 3 loại dạ xoa: 1. Địa hành dạ xoa: thường được sung sướng, thưởng thức âm nhạc, ăn uống... 2. Hư không dạ xoa: có đầy đủ đại lực, đi nhanh như gió. 3. Cung điện phi hành dạ xoa: có đầy đủ tiện nghi và mọi sự vui sướng. Chú Duy ma cật kinh cũng nêu ba loại dạ xoa: 1. Địa dạ xoa: đời quá khứ chỉ bố thí tiền của nên không bay được. 2. Hư không dạ xoa. 3. Thiên dạ xoa: nhờ đời trước bố thí xe, ngựa, nên có thể bay đi. Ngoài ra, phẩm Tì sa môn thiên vương trong kinh Đại phương đẳng đại tập quyển 52 nói: Vua trời Tì sa môn có 16 đại lực tướng quân Dạ xoa như: Vô bệnh, Cát tường v.v... và năm mươi tướng quân Dạ xoa như: Nhân đà la, Tô ma, Bà lâu na, Y xa na, A tra bạc câu v.v... Cứ theo phẩm tựa trong kinh Kim quang minh tối thắng vương quyển 1 chép, thì Vua trời Tì sa môn có 36000 chúng Dược xoa dưới quyền, như: Am bà, Trì am, Liên hoa quang tạng, Liên hoa mục, Tần mi, Hiện đại bố, Động địa, Thôn thực v.v... Cứ theo Đại nhật kinh sớ quyển 5 chép,thì trong Kim cương bộ ngoài của Thai tạng giới mạn đồ la, ở phía bắc đặt trời Tì sa môn, ở hai bên vị trời này vẽ tám đại tướng Dạ xoa: Ma ni bạt đà la, Bố rô na bạt đà la, Bán chỉ ca, Sa đa kì lí, Hê ma phạ đa, Tì sái ca, A tra phạ ca và Bán già la. Trong các kinh thường đề cập đến các thần Dạ xoa hộ trì chính pháp. Như kinh Dược sư như lai bản nguyện nói: 12 vị đại tướng Dạ xoa, như Cung tì la, Bạt chiết la v.v... thề nguyền che chở giữ gìn những người trì tụng kinh Dược sư như lai bản nguyện. Còn kinh Đà la ni tập quyển 3 thì nói: 16 vị đại tướng Dược xoa, như Đạt lí để la sát tra v.v... (tức là 16 vị thiện thần Bát nhã) thì phát nguyện hộ vệ những người tụng niệm Bát nhã ba la mật. Luận Đại tì bà sa quyển 180 nói: khi hai nước giao chiến thì Dược xoa hộ quốc ra đánh trước. Kinh Khổng tước vương chú thì nói: 197 Dạ xoa như Câu câu tôn đà v.v... ở các nước để hàng phục oán địch. Tuy nhiên, trong các kinh điển cũng còn nói đến các loài Dạ xoa làm hại chúng sanh Như kinh Đại cát nghĩa thần chú quyển 3 nói: các Dạ xoa, quỉ La sát v.v... thường biến làm hình sư tử, voi, hổ (cọp), nai, ngựa, trâu, lừa, lạc đà, dê v.v... hoặc đầu to mình nhỏ, hoặc bụng đỏ với một đầu hai mặt v.v... tay cầm dao, gươm, dáo, mác v.v... hình tướng dữ tợn, làm ai cũng sợ, người trông thấy kinh quá đến ngất xỉu, rồi Dạ xoa tiến đến hút uống tinh khí của họ. Kinh Niết bàn (bản Nam) quyển 15 và kinh Quán Phật tam muội hải quyển 2 cũng nói đến loài Dạ xoa có thân hình đáng sợ, đó là loài quỉ hung ác thường uống máu ăn thịt và hút tinh khí của người. Tiếng Phạm của Dạ xoa là yakwa, từ gốcyakw mà ra, có các nghĩa: tôn kính, tế tự, táo bạo v.v... là loài nửa người nửa thần. Cho nên trong Chú Duy ma cật kinh quyển 1, Dạ xoa được dịch là người quí. Tuệ lâm âm nghĩa quyển 23 gọi Dạ xoa là Từ tế quỉ và bảo người dân Ấn độ thường thờ cúng Dạ xoa để cầu phúc. Trong thần thoại Ấn độ, Dạ xoa là một loại thần linh nửa thần. Có thuyết nói cha của Dạ xoa là Bổ la sa để da, hoặc Ca diếp ba, hoặc Bổ la ha (Phạm: pulaha); hoặc có thuyết cho Dạ xoa là từ trong chân của Phạm thiên sinh ra. Mẹ của Dạ xoa là người theo hầu thần tài Câu tì la, hoặc theo hầu thần Tì thấp nô. Trong Mật giáo, theo Đại nhật kinh sớ quyển 1, thì lực sĩ Mật tích là chúa Dạ xoa, gọi là Kim cương thủ hoặc Chấp kim cương [X. kinh Trường a hàm Q.20; kinh Đại phương đẳng đại tập Q.50; kinh Khởi thế Q.6 phẩm Tứ thiên vương; luận Lập thế a tì đàm Q.1, Q.4; Đại đường tây vực ký Q.3, Ca thấp di la quốc điều]. (xt. Đa Văn Thiên).

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

dạ dạ da bà da bà lô cát đế dạ bán chính minh thiên hiểu bất lộ dạ bán chính minh thiên hiểu bất lộ dã bàn tăng
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.