Phóng dật nguy hiểm ra sao?
Có một pháp, nếu anh chị em không đoạn trừ, nó sẽ huỷ hoại cuộc đời quý giá của anh chị em. Pháp ấy chính là TUỲ TIỆN (Phóng dật).
Anh chị em sẽ không có định tĩnh, không có khinh an, không có mãn nguyện trong cuộc đời, một khi anh chị em nuôi dưỡng sự tuỳ tiện.
Tuỳ tiện sẽ huỷ hoại những thói quen tốt đẹp. Số phận của anh chị em cũng sẽ theo sự huỷ hoại đó mà bị huỷ hoại. Ngoài ra, khổ đau và lệ thuộc cứ theo tâm tuỳ tiện trong anh chị em mà tăng trưởng. Không có một thiện lành nào lớn lên được từ đời sống tuỳ tiện. Chờ đợi anh chị em sẽ là bất mãn, sa đoạ, lệ thuộc, liều lĩnh và u mê.
Đức Phật Gotama nói: Tất cả các tốt đẹp (thiện pháp) đều lấy không tuỳ tiện (không phóng dật) làm căn bản, làm điểm quy tụ. Không tuỳ tiện được xem là nền tảng tốt đẹp cho những tốt đẹp.[1] Không tuỳ tiện sẽ đưa đến chứng đắc và tồn tại hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau.[2] Ngài đôi lúc còn nhấn mạnh với các học trò: Không tuỳ tiện là đường sống; Tuỳ tiện là đường chết. Người không tuỳ tiện, tâm sẽ định tĩnh và đạt được an lạc lớn.[3]
Vì thế, nếu muốn có định tĩnh, khinh an và hỷ lạc, cũng như để đời này và đời sau có hạnh phúc, anh chị em cần phải lưu ý tính tuỳ tiện trong cuộc đời mình. Mình đã tuỳ tiện làm gì cuộc đời mình? Mình đã tuỳ tiện ra sao đối với lời nói, hành vi và suy nghĩ của mình? Mỗi một con người chỉ có một lần sống trong một kiếp sống, mình đã tuỳ tiện làm mất bao nhiêu cái tốt đẹp mà lẽ ra mình phải sử dụng nó đúng đắn cho những tiến bộ tâm thức và tương lai tốt lành? Những câu hỏi như thế (như trên), anh chị em không thể không nghiêm túc tự hỏi.
Ngày nào anh chị em chưa hỏi lại tính tuỳ tiện nơi chính mình, anh chị em sẽ vẫn còn bị nhận chìm trong tán loạn, bất an và lệ thuộc. Tính tuỳ tiện sẽ giết chết anh chị em ở cả hai phương diện thể xác và tinh thần. Người hiền trí không tuỳ tiện và luôn tán thán hạnh lành không tuỳ tiện.[4] Những tốt đẹp (các pháp thiện) chưa sanh sẽ được sanh khởi, những tốt đẹp đã sanh sẽ được tăng trưởng cho người không tuỳ tiện.[5] Tuỳ tiện như bụi bặm và không tuỳ tiện như trí sáng.[6] Nghiêm túc nhìn thấy và chuyển hoá tính tuỳ tiện là một cam kết cần phải thực hiện, nếu anh chị em muốn không bất hạnh, có tự do và hạnh phúc hôm nay và ngày mai.
Nhuận Đạt
-------------------
[1]Không Tuỳ Tiện (Phóng dật), Tăng Chi Bộ IV.
[2]Không Tuỳ Tiện (Phóng dật), Tương Ưng Bộ I.
[3]Kinh Pháp Cú, Tiểu Bộ Kinh I.
[4] Không Tuỳ Tiện (Phóng dật), Tương Ưng Bộ I.
[5]Tâm Được Tu Tập, Tăng Chi Bộ I.
[6]Màlunkyaputta – Tiểu Bộ Kinh III.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Khéo học sẽ thấy được pháp chân thật
Phật giáo thường thức 12:00 08/11/2024Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa?
Lòng tin là tài sản tối thượng
Phật giáo thường thức 10:39 08/11/2024Trong các thứ tài sản, theo tuệ giác Thế Tôn, thì lòng tin là tối thượng. Quan niệm này kể ra cũng lạ nhưng nếu lắng lòng chiêm nghiệm lời Phật thì trực nhận rằng tài sản chỉ là cái đến sau, là kết quả của lòng tin.
Chính tín
Phật giáo thường thức 09:59 08/11/2024Theo tuệ giác Thế Tôn, đối với mọi quan điểm, tư tưởng nên thận trọng, chớ vội tin, cần hoài nghi và xét lại tất cả. Dù nghi ngờ là một trong những phiền não làm chướng ngại thánh đạo nhưng trong nhận thức, hoài nghi là một biểu hiện của trí tuệ vì "đại nghi tức đại ngộ".
Hành động không thuận pháp mới là tạo tác
Phật giáo thường thức 09:38 08/11/2024Con thưa Thầy, Thầy vui lòng chia sẻ kinh nghiệm của Thầy giúp con là: Tất cả các hành là khổ.
Xem thêm