Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ hoằng nhẫn theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(弘忍) I. Hoằng Nhẫn (602-675). Tổ thứ 5 của Thiền tông Trung quốc sống vào đời Đường, người Tầm dương (Cửu giang, Giang tây), có thuyết nói là người Hoàng mai, Kì châu (Kì xuân, Hồ bắc), họ Chu. Năm lên 7 tuổi, sư theo ngài Đạo tín, Tổ thứ 4, xuất gia ở chùa Đông sơn, núi Song phong, Hoàng mai, Kì châu, tại đây, sư triệt ngộ ý chỉ đốn tiệm và được truyền tâm ấn. Năm Vĩnh huy thứ 2 (651) đời Đường, ngài Đạo tín nhập diệt, lúc đó sư 51 tuổi, kế thừa pháp tịch của thầy. Người đời tôn xưng sư là Ngũ Tổ Hoàng Mai . Năm Hàm hanh thứ 2 (671), sư truyền pháp cho Lục tổ Tuệ năng. Sự truyền thừa của Thiền tông Trung quốc từ Sơ tổ Bồ đề đạt ma đến Ngũ tổ Hoằng nhẫn được các phái Thiền đời sau đều công nhận. Tổ Hoằng nhẫn tiếp nối sự truyền thừa này, phát huy Thiền phong, hình thành pháp môn Đông sơn và bắt đầu truyền kinh Kim cương bát nhã thay thế cho kinh Lăng già. Tư tưởng của Ngũ tổ Hoằng nhẫn lấy việc liễu ngộ nguồn gốc tâm tính làm tông chỉ, giữ tâm là cốt yếu của sự tham học. Ngũ tổ có rất đông đệ tử, trong đó có 2 vị Thần tú và Tuệ năng lập thành 2 hệ thống Thiền Bắc tông và Thiền Nam tông, đến đời sau, từ 2 hệ thống này lại chia ra thành nhiều tông phái. Ngũ tổ tịch vào năm Thượng nguyên thứ 2 (675) đời vua Cao tông nhà Đường, thọ 74 tuổi. Vua Đại tông ban thụy hiệu Đại Mãn Thiền Sư . Tương truyền sư có tác phẩm: Ngũ tổ Hoằng nhẫn đại sư tối thượng thừa luận 1 quyển. Nhưng có thuyết cho là ngụy tác. [X. Tống cao tăng truyện Q.8; Cảnh đức truyền đăng lục Q.3; Ngũ đăng hội nguyên Q.1; Phật tổ thống kỉ Q.29, Q.39]. II. Hoằng Nhẫn (1599-1638). Vị Thiền tăng thuộc tông Lâm tế ở đời Minh, người Tứ xuyên, đất Thục, họ Trịnh, tự Đàm cát. Từ nhỏ sư đã thông minh, học rộng nghe nhiều, năm 20 tuổi sư xuất gia, rất hâm mộ phong cách mẫu mực của các ngài Tăng triệu, Huyền trang, rồi tự trách mình không có chân sư thiện hữu. Năm Sùng trinh thứ 4 (1631), sư đến Ngô trung tham học; một hôm, sư xem Ngữ lục của ngài Hán nguyệt Pháp tạng, bất giác toàn thân toát mồ hôi, liền vào núi xin ngài Pháp tạng chỉ giáo và được tỏ ngộ. Sau khi ngài Pháp tạng thị tịch, sư trụ trì chùa An ẩn và lấy sự gắng sức tu tập của chính mình để giáo hóa người học. Sư thường bài xích thói đồi bại trong chốn Thiền lâm và nỗ lực cải cách những tệ nạn của đương thời. Năm Sùng trinh 11 (1638) sư tịch, thọ 40 tuổi. Sư có các tác phẩm: An ẩn lục, Tận dư ngoại tập. [X. Ngũ đăng toàn thư Q.69].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Ha hạ hạ hạ hạ hạ an cư hạ an cư hạ an cư Hà Bá
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.