Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ pháp nhãn tông theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(法眼宗) Một trong Ngũ gia thất tông của Thiền tông Trung quốc, do Thiền sư Pháp nhãn Văn ích (885-958) sáng lập. Thiền sư Văn ích thuộc pháp hệ ngài Thanh nguyên Hành tư, tham yết ngài La hán Quế sâm và được tâm ấn vào năm Thanh thái thứ 2 (935) đời Hậu Đường, từ đó về sau, ngài lần lượt trụ ở các nơi như: Viện Sùng thọ, Thiền viện Báo ân, Đại đạo tràng thanh lương... xiển dương pháp Thiền. Ngài chủ trương Lí sự viên dung, không tìm cầu bên ngoài, tất cả đều do tâm tạo. Học chúng từ khắp nơi vân tập, phát triển dần thành 1 phái, lấy các vùng Chiết giang, Phúc kiến làm trung tâm giáo hóa. Đệ tử nối pháp có 63 vị, trong đó, nổi tiếng hơn cả là các sư: Thiên thai Đức thiều, Thanh lương Thái khâm, Linh ẩn Thanh tủng, Qui tông Nghĩa nhu, Bách trượng Đạo thường,Vĩnh minh Đạo tiềm, Báo ân Pháp an, Báo ân Tuệ minh, Báo từ Hành ngôn, Báo từ Văn toại, Tịnh đức Trí quân, Qui tông Sách chân v.v... Sư Đức thiều được Trung ý vương Ngô việt kính ngưỡng nên pháp Thiền rất thịnh. Sư Thái khâm truyền pháp cho Vân cư Đạo tề, dưới Đạo tề có Vân cư Khế hoàn, Linh ẩn Văn thắng, Thụy nham Nghĩa hải, Quảng tuệ Chí toàn, Đại mai Cư hi, Nam minh Duy túc... Sư Hành ngôn mở rộng tông môn, học chúng từ khắp nơi tụ về, thường đến hơn 2 nghìn người. Sư Trí quân lần lượt trụ ở chùa Thê hiền tại Lô sơn, đạo tràng Tịnh đức hoằng truyền pháp môn Bất nhị. Sư Sách chân thì chú tích chùa Qui tông ở Lô sơn, chùa Phụng tiên ở Kim lăng và Đạo tràng Báo ân, xiển dương pháp Thiền của Tông tổ. Tông phong Văn ích phồn thịnh 1 thời, đạo pháp lan truyền khắp nơi, nổi tiếng nhất là môn phái Thiên thai Đức thiều, đứng đầu là ngài Vĩnh minh Diên thọ, kế đến là các vị Trường thọ Minh ngạn, Ngũ vân Chí phùng, Báo ân Vĩnh an, Quang khánh Ngộ an, Tề vân Ngộ trăn... gồm hơn 100 bậc cao tăng thạc đức. Ngài Vĩnh minh Diên thọ lúc đầu tu Pháp hoa sám ở chùa Quốc thanh trên núi Thiên thai, sau dời về đạo tràng Vĩnh minh tiếp hóa đồ chúng. Ngài biên soạn Tông kính lục 100 quyển, Duy tâm quyết 1 quyển để trình bày rõ yếu quyết của Phật pháp. Rồi soạn tiếp tác phẩm Vạn thiện đồng qui, đề xướng Thiền Tịnh Song Tu, được người đời xem như đức Di lặc giáng sinh. Vua Quang tông nước Cao li cảm kích, từng viết thư đến ngài xin làm đệ tử. Chư tăng Cao li cũng đến theo học ngài rất đông, có 36 vị đắc pháp, nhờ đó mà Thiền phong Pháp nhãn được lưu truyền ở Hải đông (Cao li). Vào đầu đời Tống, tông Pháp nhãn cực thịnh, nhưng từ giữa đời Tống trở đi thì tông này suy vi dần, cho đến cuối cùng thì dứt hẳn. Tại Trung quốc, tông Pháp nhãn tồn tại không quá 100 năm, nhưng tại Cao li thì vẫn còn hưng thịnh. Về phương diện giáo học, đặc trưng lớn nhất của tông Pháp nhãn là sự dung hợp Thiền chỉ với tư tưởng Tịnh độ. Ngoài ra, các Thiền sư của tông này rất ưa niêm đề cổ tắc công án, trong các tác phẩm cá nhân thường có phụ thêm phần Trứ ngữ cho các cổ tắc, đây là 1 đặc sắc nữa của tông này. Như trong bộ Cảnh đức truyền đăng lục 30 quyển, do Thiền sư Vĩnh an Đạo nguyên biên soạn, có thu chép rất nhiều Trứ ngữ (lời bàn) về những cổ tắc của các Thiền sưtông Pháp nhãn. Còn đặc điểm tiếp hóa người học của các bậc thầy thuộc tông này là Tiên lợi tế, nghĩa là tùy thuận căn cơ của người học mà chân thành, khẩn thiết dìu đắt họ 1 cách tự tại, giúp họ được lợi ích mau chóng(tiên lợi tế). Như Tắc 7 trong Bích nham lục (Đại 48, 147 thượng) ghi: Tuệ siêu hỏi ngài Pháp nhãn Văn ích: Phật là thế nào? Ngài Văn ích đáp: Ông là Tuệ siêu! Ngay câu nói đó, Tuệ siêu đại ngộ. [X.Tống cao tăng truyện Q.13; Cảnh đức truyền đăng lục Q.24-26; Liên đăng hội yếu Q.26-28; Ngũ tông nguyên; Ngũ gia tông chỉ toản yếu Q.hạ; Ngũ gia tham tường yếu lộ môn Q.5].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Pa-cha-ri-pa Pa-li pabbata padumuttara pali ngữ Pan-ka-ja-pa panga Pāṇini paramartha passi
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.