Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ sư tử hống theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(師子吼) Phạn: Siôhanàda. Tiếng rống (kêu) của sư tử. Đức Phật dùng âm thanh vô úy để thuyết pháp như tiếng rống của sư tử. Sư tử là vua của trăm loài thú, đức Phật cũng là bậc chí tôn trong loài người, gọi là Nhân trung sư tử, cho nên tiếng thuyết pháp của Phật được ví với tiếng rống của sư tử. Khi đức Phật thuyết pháp, các Bồ tát khởi tâm dũng mãnh cầu đạobồ đề, do đó màngoại đạovà ác masợ hãi; cũng như khi sư tử cất tiếngkêurống thì những con sư tử nhỏ cũng tăng thêm uy lực, khiến trăm thú sợ hãi, nép phục. Về ngữ nghĩa của nhóm từ Sư tử hống thì Thắng nam bảo quật quyển thượng, phần đầu, nêu ra 3 ý: 1. Như thuyết tu hành: Lời nói phải đi đôi với việc tu hành, chứ không nói suông, hoặc nói 1 đường làm1nẻo. 2. Vô úy thuyết: Phu nhân Thắng man tự đứng trước đức Phật, dùng biện tài tuyên dương diệu pháp giữa đại chúng mà không sợ sệt. Trong đây lại chia làm 2: a) Không sợ người: Có khả năng hơn người nên lên pháp tòa hoằng đạo 1 cách tự tin vững chắc. b) Làm người sợ: Khiến cho ngoại đạo kinh thẹn, thiên ma khiếp đảm. 3. Quyết định thuyết: Nương vào lí tột cùng mà nói pháp cứu cánh, trên hoằng đại đạo, dưới lợi quần sinh, dẹp tà, hiển chính. Ngoài ra,Duy ma cật sở thuyết kinh chú quyển 1, Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển 18, luận Đại trí độ quyển 25... cũng đều nêu ra nhiều cách giải thích về từ ngữ Sư tử hống. Trong đó, luận Đại trí độ quyển 25 có nêu ra sự sai khác giữa Phật sư tử hống và Sư tử hống. Tức Sư tử hống hay làm cho các loài thú kinh sợ, giống như sự đau khổ lúc hấp hối sắp chết, còn Phật sư tử hốngthìchẳng những không sợ như sợ chết mà còn làm cho người nghe sinh tâm vui mừng. Lại kinh Hoa Nghiêm quyển 57 (bản dịch mới) nêu ra 10 thứ Sư tử hống và kinh Niết bàn quyển 27 (bản Bắc) cũng nêu ra 11 việc liên quan đến Sư tử hống. Đời sau thường trích dẫn từ ngữ Sư tử hống trong kinh điển Phật để hình dung sự vâng giữ chính nghĩa, bài trừ dị đoan, giữa đám đông lớn tiếng cổ vũ lòng khảng khái. Hoặc dùng để ví dụ tiếng hung ác của người vợ dữ tợn thốt ra khiến người nghe run sợ; như thơ của Tô đông pha đời Tống, chế diễu Trần Quí thường bị vợ là Liễu thị hay ghen: Hốt văn Hà đông sư tử hống Trụ trượng lạc thủ tâm mang mang. (Bỗng nghe sư tử Hà đông rống. Tay run gậy rớt lòng sợ hãi). [X. kinh Sư tử hống trong Trung a hàm Q.26; kinh A Nâu Di trong Trường A Hàm Q.11; kinh Vô lượng thọ Q.thượng; chương Nhất thừa kinh Thắng Man].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

sa sa sa sa sa bà sa bà sa bà sa bà bà sa bà bà sa bà bà
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.