Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Tông Kính Lục theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(宗鏡錄, Sugyōroku): 100 quyển, do Vĩnh Minh Diên Thọ (永明延壽) trước tác. Thể theo lời thỉnh cầu của Trung Ý Vương (忠懿王) nhà Ngô Việt, bộ này hình thành vào năm thứ 2 (961) niên hiệu Kiến Long (建隆) đời vua Thái Tổ nhà Tống. Đây là trước tác vĩ đại thâu tập rộng rãi 60 bộ kinh điển Đại Thừa, những tác phẩm của hơn 300 bậc thánh hiền từ Ấn Độ đến Trung Quốc, các Ngữ Lục của chư vị Thiền tăng, sách giới luật, sách thế tục, v.v., với chủ trương thâu tóm các tông Pháp Tướng, Tam Luận, Hoa Nghiêm, Thiên Thai cho dung hợp vào Thiền. Về nội dung, bộ này được chia thành 3 chương với chủ đề lấy tâm truyền tâm: Chương Tiêu Tông (標宗章), Chương Vấn Đáp (問答章) và Chương Dẫn Chứng (引証章); phần tiền bán của quyển 1 thuộc về Chương Tiêu Tông, từ phần sau của quyển 1 cho đến quyển 93 là Chương Vấn Đáp, từ quyển 94 trở đi thuộc về Chương Dẫn Chứng.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

tả tả ta tạ tả ta
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.