Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Vĩnh Minh Diên Thọ theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(永明延壽, Yōmei Enju, 904-975): vị tăng của Pháp Nhãn Tông Trung Quốc, xuất thân Dư Hàng (餘杭), Phủ Lâm An (臨安府, Tỉnh Triết Giang), họ là Vương (王), tự Xung Huyền (冲玄), Bảo Nhất Tử (抱一子). Ngay từ nhỏ ông đã có chí xuất trần nhưng không được toại nguyện, nên làm quan cho nước Ngô Việt. Đến năm 28 tuổi, ông theo xuất gia với Thúy Nham Linh Tham (翠巖令參, thế kỷ thứ 9-10, pháp từ của Tuyết Phong); sau đó theo hầu hạ Thiên Thai Đức Thiều (天台德韶), kế thừa dòng pháp của vị này và trở thành vị tổ thứ 3 của Pháp Nhãn Tông. Vào năm thứ 2 (952) niên hiệu Quảng Thuận (廣順), ông đến trú trì Tuyết Đậu Sơn Tư Thánh Tự (資聖寺). Về sau, thể theo lời thỉnh cầu đặc biệt của Trung Ý Vương (忠懿王), ông nhậm chức trú trì Linh Ẩn Tự (靈隱寺), rồi chuyển sang Vĩnh Minh Tự (永明寺) trong vòng 15 năm và đã độ khoảng 1700 đệ tử. Ông là người kiêm tu cả Thiền lẫn Tịnh Độ, ban đêm thường hành trì pháp môn Niệm Phật. Nhà vua cho xây dựng Tây Phương Quảng Giáo Điện (西方廣敎殿) và cử ông đến đây trú trì. Chính vì lẽ đó, Thạch Chi Tông Hiểu (石芝宗曉) kính ngưỡng ông như là vị tổ đời thứ 7 của Liên Tông. Người đương thời tôn sùng ông là đấng Từ Thị (慈氏, Di Lặc) hạ sanh. Thanh danh ông rất cao, đến nỗi vua Quang Tông (光宗) nước Cao Lệ (高麗) mến mộ đức độ của ông, đã phái 36 vị tăng sang học giáo pháp của ông. Nhờ vậy, Pháp Nhãn Tông được truyền bá sang Cao Lệ và Tông Thiền Tịnh đã phát triển mạnh ở Triều Tiên. Sau khi tiến hành độ tăng, truyền thọ giới pháp và phóng sanh, vào ngày 26 tháng 12 năm thứ 8 (975) niên hiệu Khai Bảo (開寶), ông đốt hương, dặn dò đồ chúng và ngồi kiết già thị tịch, hưởng thọ 72 tuổi đời và 42 hạ lạp. Ông được ban cho thụy hiệu là Trí Giác Thiền Sư (智覺禪師). Ông để lại khá nhiều trước tác như Vạn Thiện Đồng Quy Tập (萬善同歸集) 3 quyển, Huệ Nhật Vĩnh Minh Tự Trí Giác Thiền Sư Tự Hành Lục (慧日永明寺智覺禪師自行錄), Duy Tâm Quyết (唯心訣), v.v. Tác phẩm chính của ông phải kể đến là Tông Kính Lục (宗鏡錄). Đây là tác phẩm gồm 100 quyển, tập trung tất cả các học giả của Duy Thức, Hoa Nghiêm, Thiên Thai để cùng nhau tiến hành giải đáp những nghi vấn, cuối cùng thống nhất lại với nhau thông qua Tâm Tông, là thư tịch dẫn dụng các yếu văn từ những trước tác chính yếu của các tông phái Phật Giáo mà khởi đầu bằng Thiền Tông, và nói về tư tưởng của các phái. Chủ trương nhằm mục đích tổng hợp Phật Giáo như vậy được thể hiện rất rõ qua các tác phẩm như Vạn Thiện Đồng Quy Tập, v.v., và cũng thể hiện lập trường căn bản của Diên Thọ. Đời sau, khi các tư tưởng như Thiền Giáo Song Tu, Giáo Thiền Nhất Trí được thực hiện thành công, dần dần Diên Thọ được mọi người tôn trọng hơn. Với tư tưởng như vậy, đương nhiên Diên Thọ cũng chẳng bài xích Tịnh Độ Giáo.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

vạ va chạm vạ lây vạ miệng vạc vác vạc dầu vái vãi vài
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.