Thứ bảy, 06/04/2024, 20:58 PM

Tướng mạo của phụ nữ có thể thay đổi bằng cách nào?

Theo quan kiến của đạo Phật, chuyện gì xảy ra ở đời đều có nhân duyên của nó. Tướng mạo đẹp – xấu của con người cũng vậy. Trên đời này, có người sở hữu dung mạo đẹp đẽ thì cũng có người không được ưa nhìn, nhiều khiếm khuyết.

Dân gian có câu: “Ông Trời sao bất công”, song nếu là Phật tử, hẳn ai cũng hiểu rằng đó là do nghiệp nhân của chính người đó ở kiếp trước mà ra. Và cũng ít người biết rằng tướng mạo không phải cố định từ khi sinh ra, mà là kết quả của quá trình tu tâm và hành động thiện nghiệp được tích lũy lâu dài.

Đức Phật dạy về 4 loại phụ nữ: xấu - đẹp, sang - hèn

Một thời Đức Phật ngự tại Jetavana (Kỳ Viên Tịnh Xá) của trưởng giả Cấp Cô Độc. Khi ấy, hoàng hậu Mallikā đến hỏi Ngài về 4 loại người phụ nữ trên thế gian. Đức Phật dạy rằng:

1. Trong thế gian này có số phụ nữ tính tình nóng nảy, tính khí bất thường, dễ dàng nổi cơn thịnh nộ khi bị xâm phạm dù là việc nhỏ nhặt. Không những thế lại không có đức tin vào thiện pháp, không hoan hỷ tạo phúc điền, bố thí cơm, nước, hoa quả, thuốc men, vật thơm, dầu thoa, các phương tiện, vải vóc, y phục, đèn dầu, chỗ ở, chỗ nằm ngồi... đến chư Sa môn, Bà la môn. Họ có tính đố kỵ với những người có của cải tài sản; đem tâm tỵ hiềm với sự làm phúc của người khác; ganh tỵ với những người được lợi lộc, được quần chúng cung kính ...

Số phụ nữ này sau khi chết, nếu nhờ một phúc lành nào đó trong quá khứ được tái sinh trở lại làm người thì sẽ là người có hình dáng không xinh đẹp, da dẻ sần sùi, đường nét dung nhan xấu xí, tứ chi, ngũ quan, không đẹp, không trong sáng; là người không có sự hấp dẫn đối với thị hiếu của số đông. Không những thế còn rơi vào cảnh nghèo khó, khổ cực, không có tài sản, không thụ hưởng được của cải và địa vị thấp kém trong xã hội.

Người có tâm hoan hỷ, hòa ái, bình tĩnh, khoan dung và tràn đầy tình thương thì nét đẹp trên dung mạo vốn có của họ càng được nhân lên nhờ năng lượng của hoan hỷ và hòa ái.

Người có tâm hoan hỷ, hòa ái, bình tĩnh, khoan dung và tràn đầy tình thương thì nét đẹp trên dung mạo vốn có của họ càng được nhân lên nhờ năng lượng của hoan hỷ và hòa ái.

2. Trong thế gian này, lại có số phụ nữ tính tình hung hãn, dữ dằn, dễ dàng nổi cơn thịnh nộ. Tuy vậy họ lại có đức tin, có tâm tạo phước điền bố thí hoa quả, cơm nước,... đến các Sa môn, Bà la môn. Số phụ nữ ấy không có tâm đố kỵ với những người có lợi lộc; không ganh tỵ với những người được tán dương khen ngợi hay được cung kính cúng dàng.

Hạng người này nếu được tái sinh trở lại làm người thì không xinh đẹp, da dẻ khô cằn, dung mạo xấu xí. Tuy nhiên lại giàu sang phú quý, có nhiều tài sản và thụ hưởng được của cải, có oai lực, danh tiếng, địa vị cao quý trong xã hội.

3. Trong thế gian này lại có số phụ nữ không nhiều sân hận; tâm không mệt mỏi; nếu bị người khác xúc phạm cũng không bất bình, không nổi cơn thịnh nộ dữ dằn; không có tính khí bất thường hay gây hiềm hận với người khác. Tuy nhiên người này không có tâm tạo phúc điền, không hoan hỷ bố thí hoa quả, cơm nước, vật thơm,... đến các hàng Sa môn, Bà la môn; lại có tâm đố kỵ với người nhiều lợi lộc, những người được tán dương khen ngợi, được thương yêu, quý mến, cung kính cúng dàng của người khác; đồng thời thể hiện những hành động sai lầm về sự đố kỵ, ganh tỵ ấy.

Số phụ nữ này sau khi chết, nếu như được tái sinh trở lại làm kiếp người thì có dung nhan vô cùng xinh đẹp, hài hòa, cân đối, duyên dáng. Tuy nhiên lại nghèo khó, khổ cực, không có tài sản, không thụ hưởng được của cải cũng như không có oai lực, địa vị cao quý trong xã hội.

4. Trong thế gian này có số phụ nữ không sân hận, bực dọc, mệt mỏi; nếu bị người khác xúc phạm cũng không nổi cơn thịnh nộ dữ dằn; không có tính bất thường hay hiềm hận với người khác. Không những thế mà còn có tâm hoan hỷ làm phúc bố thí hoa quả, cơm nước, vật thơm, vật thoa, thuốc men,... đến các hàng Sa môn, Bà la môn. Không có tâm đố kỵ với người nhiều lợi lộc; không ganh tỵ với người được sự tán dương, khen ngợi, được sự thương yêu quý mến, cung kính, cúng dàng của người khác.

Những phụ nữ này sau khi chết nếu được tái sinh trở lại loài người thì là người có dung nhan tuyệt sắc, làn da mịn màng tươi mát, là người giàu sang nhiều tài sản, thụ hưởng được của cải, có oai lực, danh tiếng và địa vị cao quý trong xã hội.

Tướng mạo phản chiếu quá trình tu tâm và tích lũy thiện nghiệp

Như vậy, theo lời Phật dạy, tướng mạo và nghiệp báo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi người khi được sinh ra trên cõi đời đã mang một thân phận. Ai cũng mong muốn mình đẹp đẽ, khả ái, chẳng ai muốn mình xấu xí, khiếm khuyết và khó nhìn.

Trong cuộc đời chúng ta vẫn gặp nhiều điều đẹp đẽ nhưng có những tính chất khác nhau. Có nét đẹp gây nên sự quý mến kính trọng, trong sạch, có nét đẹp gây nên sự ham muốn chiếm đoạt thấp hèn. Có nét đẹp bày tở sự thượng từ tốn. Có nét đẹp bày ra sự kiêu hãnh tự phụ, có nét đẹp kín đáo, lại có nét đẹp lẳng lơ…. Sở dĩ có sự sai khác giữa nét đẹp về dung mạo của mỗi cá nhân vì những người đó đã gieo những nghiệp nhân khác nhau trong quá khứ.

Tác nhân cơ bản và quan trọng nhất ảnh hưởng đến dung mạo xấu xí, khiếm khuyết là nghiệp được tạo ra do sự nóng nảy, sân hận, thiếu kiềm chế, bức xúc, chống đối và bất mãn. Không cần đợi đến kiếp sau, chỉ ngay trong hiện tại, những tâm lý và hành vi kể trên đã tàn phá, hủy hoại và làm thay đổi đáng kể diện mạo của người hay sân giận.

Ngược lại, người có tâm hoan hỷ, hòa ái, bình tĩnh, khoan dung và tràn đầy tình thương thì nét đẹp trên dung mạo vốn có của họ càng được nhân lên nhờ năng lượng của hoan hỷ và hòa ái. Cũng có những người ít chê bai kẻ khác, thường hay khen ngợi điều tốt lành của mọi người. Đây cũng chính là nghiệp nhân cho nhan sắc tươi đẹp của người ấy trong hiện tại và ở các kiếp sau.

Vì thế, nuôi dưỡng và tăng trưởng lòng từ để thương yêu, tha thứ, bao dung và nhất là thực hành chuyển hóa nóng nảy, giận hờn là nghệ thuật sống an vui theo lời Phật dạy. Chính những điều ấy là chất liệu để hình thành thành nên vẻ khả ái, đáng yêu nơi mỗi người.

(Trích "Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya"

Nguồn: NXB Tôn giáo, 2008)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm