Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định

Với chiều cao là 69 m, đường kính chân tượng là 52 m. Với tổng số vốn đầu tư 200 tỉ đồng, đây là tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á. Buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, tượng Phật nằm sừng sững giữa núi non tạo nên khung cảnh đẹp mắt.

Tượng Phật Thích Ca (ngồi) ở Núi Bà (Chùa Ông Núi), xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã hoàn thành chào đón Tết nguyên đán 2019, Tượng Phật thuộc Dự án quần thể du lịch sinh thái và tâm linh tại chùa Linh Phong, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được khánh thành sau gần 2 năm thi công phần vỏ khuôn tượng. Công trình khởi công từ năm 2009 theo nhiều giai đoạn. 

Chùa sẽ nằm trong tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: Lê Hồ Bắc.

Chùa sẽ nằm trong tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: Lê Hồ Bắc.

Tượng Phật Thích Ca ngồi cao nhất Đông Nam Á với chiều cao là 69 m và cao 108m (tính từ tòa sen), đường kính chân tượng là 52 m và Chùa được thiết kế, xây dựng bên trong Tượng Phật.

Giai đoạn đầu của dự án gồm 4 công trình lớn được tập trung thi công. Gồm có công trình trọng điểm tượng Thích ca Mâu ni Phật. Theo Ban quản lý Dự án Tâm linh Phật pháp Linh Phong, tượng Thích ca Mâu ni Phật có chiều cao 69 m, bao gồm cả phần chân đế tượng cao 15 m; toàn bộ đều được đúc bê tông cốt thép tại chỗ.

Tượng Thích ca Mâu ni Phật có chiều cao 69 m, bao gồm cả phần chân đế tượng cao 15 m; toàn bộ đều được đúc bê tông cốt thép tại chỗ. Ảnh: Hương Trà

Tượng Thích ca Mâu ni Phật có chiều cao 69 m, bao gồm cả phần chân đế tượng cao 15 m; toàn bộ đều được đúc bê tông cốt thép tại chỗ. Ảnh: Hương Trà

Tượng Đức Phật ngự trên tòa sen, ở lưng chừng núi, trên độ cao 129 m so với mặt nước biển, nhìn ra biển Đông, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà. Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi để du khách đến hành lễ, chiêm bái.

Tượng Đức Phật ngự trên tòa sen, ở lưng chừng núi, trên độ cao 129 m so với mặt nước biển, nhìn ra biển Đông, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà (Ảnh: Hương Trà)

Tượng Đức Phật ngự trên tòa sen, ở lưng chừng núi, trên độ cao 129 m so với mặt nước biển, nhìn ra biển Đông, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà (Ảnh: Hương Trà)

Phần vỏ tượng do công ty Vĩnh Cửu nhận thi công chế tác. Với công nghệ tiên tiến gồm 05 máy CNC và 03 máy phun G.R.C, gần 7600 mảnh ghép (module) khác nhau với tiết diện mỗi module từ 1m2 đến 2m2 được hoàn thành qua nhiều công đoạn sau đó được ghép lại thành vỏ tượng, trong thời gian sản xuất và thi công gần nhiều năm.

ông trình Phật giáo này tọa lạc trên một vùng đất kỳ vỹ, non xanh nước biếc, lưng tựa vào dãy núi Bà vững chãi, trước mặt là biển Đông bốn mùa sóng vỗ. Ảnh: Hương Trà

ông trình Phật giáo này tọa lạc trên một vùng đất kỳ vỹ, non xanh nước biếc, lưng tựa vào dãy núi Bà vững chãi, trước mặt là biển Đông bốn mùa sóng vỗ. Ảnh: Hương Trà

Công trình Phật giáo này tọa lạc trên một vùng đất kỳ vỹ, non xanh nước biếc, lưng tựa vào dãy núi Bà vững chãi, trước mặt là biển Đông bốn mùa sóng vỗ; ngay trên tuyến đường ĐT 639 đi qua phía đông bắc tỉnh; và quốc lộ 19B nối sân bay Phù Cát với TP Quy Nhơn, quần thể tâm linh Phật pháp Linh Phong (có diện tích gần 64 ha, tại Núi Bà, thuộc địa bàn xã Cát Tiến - huyện Phù Cát, bao gồm cả khu vực chùa Linh Phong) sẽ tạo ấn tượng mạnh với du khách khi đến Bình Định.

Quý vị sẽ qua 600 bậc để leo lên tới tượng. Tổng đầu tư cho công trình Phật giáo này là 200 tỉ. Ảnh: Hồ Hữu Tấn

Quý vị sẽ qua 600 bậc để leo lên tới tượng. Tổng đầu tư cho công trình Phật giáo này là 200 tỉ. Ảnh: Hồ Hữu Tấn

Buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, tượng Phật nằm sừng sững giữa núi non tạo nên khung cảnh đẹp mắt. Ảnh: Hồ Hữu Tấn.

Buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, tượng Phật nằm sừng sững giữa núi non tạo nên khung cảnh đẹp mắt. Ảnh: Hồ Hữu Tấn.

Và đây cũng là công trình mang tính nghệ thuật tâm linh đặc sắc nhất của tỉnh Bình Định, tương lai hứa hẹn sẽ là một địa điểm mới thu hút khách thập phương về chiêm bái, tham quan du lịch.

Bài liên quan
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lễ khai quang tôn tượng Đức Phật tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên

Tin tức 12:18 16/03/2024

Sáng 15/3 trong khuôn khổ Pháp Hội Dược Sư - Hoàng Tài Bảo Thiên, bậc Thầy Phật giáo Truyền thừa Drukpa - Ngài H.E Drukpa Thuksey Rinpoche đã trực tiếp cử hành “Lễ Gia trì khai quang điểm nhãn Đại Tượng Phật” trong niềm hoan hỉ của đông đảo Phật tử và khách hành hương về Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên dự lễ.

TP.HCM: Ni trưởng Thích nữ Tâm Hoa, Chứng minh Phân ban Ni giới T.Ư viên tịch

Tin tức 09:05 16/03/2024

Ni trưởng Thích nữ Tâm Hoa - Chứng minh Phân ban Ni giới T.Ư, Chứng minh Phân ban Ni giới TP.HCM viên tịch lúc 16 giờ 30 phút ngày 15-3.

Thành lập Tổ Công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak 2025

Tin tức 20:03 15/03/2024

Phiên họp về tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 chiều 14/3, tại Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN (Q.3, TP.HCM) đã bàn thảo, thống nhất nhiều việc quan trọng, trong đó có thành lập Tổ Công tác chuẩn bị cho Đại lễ.

Thực hư chuyện Thánh ca hát ở chùa Thiền Tôn Phật Quang của Thượng tọa Thích Chân Quang?

Tin tức 17:29 15/03/2024

Sau khi Phatgiao.org.vn đăng bài phản ánh liên về những tranh cãi liên quan đến nội dung thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang, một số vị Tăng Ni, Phật tử gửi cho Ban Biên tập video Thánh ca được hát ở Thiền Tôn Phật Quang.

Xem thêm