Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 15/05/2023, 22:15 PM

Tượng Quan Âm Bồ Tát và những kiến thức thờ tự bạn nên biết

Từ lâu trong tâm thức người Việt, tượng Quan Âm Bồ Tát đã trở thành hình tượng quen thuộc và được nhiều người tôn thờ. Bởi khi nhắc đến Bồ tát Quan Thế Âm là nhắc đến người mẹ hiền che chở cho chúng sinh...

Ý nghĩa của tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

Tượng Quan Âm Bồ tát dùng cành dương liễu tưới nước cam lồ, biểu trưng cho lòng nhẫn nhục nhu tuyến.

Tượng Quan Âm Bồ tát dùng cành dương liễu tưới nước cam lồ, biểu trưng cho lòng nhẫn nhục nhu tuyến.

Quan Thế Âm Bồ Tát còn được gọi là mẹ hiền Quan Âm, vì Ngài là đại từ đại bi nên niệm danh hiệu của Ngài là “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát”.

Tên của các Đức Bồ Tát thường ứng theo hạnh nguyện, công đức của các Ngài. Như Bồ Tát Quán Thế Âm có danh hiệu là “Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát” vì Ngài thường “nghe” nỗi khổ của chúng sinh rồi đến cứu.

“Quan” hay “Quán” cũng vậy, nghĩa là quán sát, lắng nghe; “Thế Âm” là âm thanh của thế gian chúng ta; “Tầm Thanh” là tìm âm thanh để cứu khổ, cứu nạn và linh cảm.

Ở Việt Nam, hình tượng Quan Âm Bồ Tát là thân người mẹ. Vì chúng ta rất yêu quý, kính trọng, biết ơn người mẹ nên lấy hình tượng người nữ cho gần gũi, có thể thủ thỉ, tâm sự. Chính vì thế hình tượng Đức Quán Âm Bồ Tát từ bi, mang hình tượng người nữ hiền từ rất phù hợp. Tuy nhiên, đúng thực trong kinh thì Ngài không phải là thân người nữ, Ngài chỉ còn một kiếp nhất sinh bổ xứ nữa thì sẽ thành Phật.

Các hình dáng tượng Quan Âm Bồ Tát phổ biến

Căn cứ theo lịch sử tôn giáo, lịch sử nhân gian, linh ứng truyện kí và các lịch sử Trung Hoa từ sau đời nhà Châu vua Chiêu Vương đến thời cận đại, và ở Việt Nam từ đầu thế kỷ thế III trở lại đây thì Quán Thế Âm Bồ Tát đã từng hóa hiện vào các nhà thế gia và cả bần gia để ứng cơ hóa độ. Mượn sự tướng của thế đạo để dẫn dắt nhân gian hướng thượng, quay về chánh đạo. Chẳng hạn hình ảnh Quan Âm Diệu Thiện thời Trang Vương, Quan Âm xách giỏ cá thời vua Huyền Tông đời Đường, Quan Âm Thị Kính đời nhà Minh, Quan Âm Linh Ứng đời nhà Nguyễn.v.v… hoặc căn cứ theo tác phẩm “Thuyết bất tận đích Quán Thế Âm” của Trương Nhược Tổng (Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã, năm 2002) thì 33 hình tượng khác nhau của Bồ Tát Quán Thế Âm hoàn toàn được thể hiện dưới dáng vẻ nữ Bồ Tát. Sự khảo sát trên cho chúng ta thấy rằng, mặc dù Ngài có thần lực vô biên và khả năng ứng hiện vô vàn hóa thân để hóa độ. Thế nhưng, hình ảnh nữ Bồ tát vẫn là biểu tưởng được phổ biến rộng rãi nhất.

Bởi lẽ, Ngài là vị Bồ Tát tượng trưng cho từ bi, một trong hai phẩm hạnh được đặt ở vị trí cao nhất và không thể thiếu với một hành giả tu hạnh Bồ Tát. Nếu như Bồ tát Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ dõng mãnh với nam tướng oai hùng thì Bồ Tát Quán Thế Âm hiện thân dưới hình dáng nữ nhân hiền dịu, ban tỏa tình thương đến khắp nhân loại.

Theo các truyền thuyết về phật Quan Âm Bồ Tát kể lại, Ngài có rất nhiều tướng hình khác nhau. Thậm chí, có truyền thuyết kể lại rằng, Ngài có đến 33 tướng hình, mỗi tướng hình lại gắn với một điển tích. Tuy nhiên, để tạc tượng Quan Âm Bồ Tát thì người ta thường chỉ sử dụng hai dáng chính: Dáng đứng và dáng ngồi.

1. Tượng Quan Âm Bồ Tát dáng đứng

Với hình dáng này, người nghệ nhân thường tạc Ngài theo tạo hình cầm nhành liễu hay bình nước cam lồ đổ xuống. Hình ảnh này tượng trưng cho hành động cứu khổ, cứu nạn, dùng nước cam lồ để xoa dịu nhân gian của Bồ Tát.

2. Tượng Phật dáng ngồi

Tượng Quan Âm Bồ Tát dáng ngồi thường thể hiện trạng thái thiền định tĩnh tại của phật Quan Âm Bồ Tát. Lúc này, Ngài có thể được tạc với hoạt động một tay bắt ấn, một tay cầm bình nước cam lồ. Phần lớn đế là đài hoa sen nhưng cũng có những kiểu kết hợp thêm sóng nước ở phía dưới khiến bức tượng thêm sinh động và ý nghĩa.

3. Tượng Phật ngồi đài sen cỡ nhỏ

Với hình dáng tượng cỡ nhỏ sẽ được mọi người yêu thích hơn vì tính tiện lợi, đồng thời với tượng Phật cỡ này bạn có thể đặt nó tại nhiều vị trí khác nhau. Ngoài ra, loại tượng này còn có thời gian chế tác nhanh chóng cũng như tiết kiệm chi phí khi thỉnh về.

Những chi tiết cần lưu ý khi thỉnh tượng Phật Quan Âm Bồ Tát

Chúng ta lễ tượng đức Quán Thế Âm luôn luôn phải ghi nhớ hai đức tánh căn bản của Ngài: nhẫn nhục và từ bi, để đem áp dụng vào bản thân chúng ta. Có thế, sự lễ bái mới thật là hữu ích và cần thiết vô cùng.

Chúng ta lễ tượng đức Quán Thế Âm luôn luôn phải ghi nhớ hai đức tánh căn bản của Ngài: nhẫn nhục và từ bi, để đem áp dụng vào bản thân chúng ta. Có thế, sự lễ bái mới thật là hữu ích và cần thiết vô cùng.

Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được. Việc rước, thỉnh tượng Phật phải xuất phát từ sự thành tâm của mỗi Phật tử. Thờ tượng Phật với tâm hướng luôn luôn mong mỏi lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của các Ngài. Để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời. Chứ không phải để cầu ban phước trừ họa, che dấu để làm điều bất lương.

Quí vị nên nhớ tinh thần thờ Đức Quán Thế Âm Bồ-tát là tinh thần tôn xưng quí trọng lòng từ bi, đức nhẫn nhục và tâm hiếu thảo của người Việt Nam. Đó là nền tảng đạo đức của Phật giáo Việt Nam hay của dân tộc Việt Nam. Bây giờ dù ở nước ngoài, tâm hồn người dân Việt chúng ta cũng nặng trĩu hình ảnh ấy, nên tới đâu cũng muốn thờ đức Quan Âm lộ thiên. Tôi nêu lên để nhắc nhở tất cả Phật tử muốn thực hiện lòng từ bi như Bồ-tát thì phải tập đức nhẫn nhục. Nếu chỉ có một phần thì sẽ không bao giờ được viên mãn tâm nguyện".

Quý Phật tử nên lưu tâm rằng, mỗi khi lễ tượng Phật Quan Âm, chúng ta luôn luôn ghi nhớ hai đức tính căn bản của Ngài là từ bi và nhẫn nhục, để đem nó áp dụng vào chính bản thân của chúng ta.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm