Thứ tư, 30/09/2020, 15:24 PM

Nên thờ tượng Quan Âm đứng hay tượng Quan Âm ngồi?

Có nhiều Phật tử thắc mắc, băn khoăn về vấn đề tượng Quan Âm đứng và tượng Quan Âm ngồi có sự khác nhau như thế nào? Có phải trẻ thờ tượng Quan Âm đứng còn già thờ tượng Quan Âm ngồi?

Sự hóa hiện của đức Quán Thế Âm Bồ Tát để ban vui, cứu khổ

Cần hiểu rõ về hình tượng Quan Âm 

Đức Quan Âm phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ.

Đức Quan Âm phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ.

Có lẽ đối với mỗi người Phật tử, hình ảnh Quan Âm Bồ tát không hề xa lạ mà ngược lại rất gần gũi, thân quen. Chúng ta thường gọi Ngài là "mẹ hiền Quan Âm" hay "mẹ hiền Quan Thế Âm". Quan Âm là vị Bồ tát luôn đồng hành với chúng sinh trong những hoàn cảnh nguy nan. Ngài luôn đem hạnh nguyện từ bi, ban vui cứu khổ của mình ban rải khắp nhân gian. Quan Thế Âm Bồ tát đã trở thành biểu tượng đứng đầu cho pháp môn tu tập lòng từ bi và tình yêu thương vô úy, là làn sóng từ bi hằng hữu. 

Sự thị hiện của Đức Quan Âm trong sắc tướng Đại Bồ tát cứu khổ thường được ghi nhận qua hình tướng 33 thể Quan Âm - đây là sự pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản và Trung Hoa mà tạo thành, đó là các hồng danh: Dương Liễu Quán Âm, Long Đầu Quán Âm, Trì Kinh Quán Âm, Viên Quang Quán Âm, Du Hý Quán Âm, Bạch Y Quán Âm, Liên Ngọa Quán Âm, Lang Kiến Quán Âm, Thí Dược Quán Âm, Ngư Lam Quán Âm, Đức Vương Quán Âm, Thủy Nguyệt Quán Âm, Nhất Diệp Quán Âm, Thanh Cảnh Quán Âm, Uy Đức Quán Âm, Diên Mạng Quán Âm, Chúng Bảo Quán Âm, Nham Hộ Quán Âm, Năng Tĩnh Quán Âm, A Nậu Quán Âm, Vô Úy Quán Âm, Diệp Y Quán Âm, Lưu Ly Quán Âm, Đa La Quán Âm, Cáp Lỵ Quán Âm, Lục Thời Quán Âm, Phổ Bi Quán Âm, Mã Lang Phụ Quán Âm, Hiệp Chưởng Quán Âm, Nhất Như Quán Âm, Bất Nhị Quán Âm, Trì Liên Quán Âm, Sái Thủy Quán Âm.

Tượng Quan Âm đứng và tượng Quan Âm ngồi

Đức Quan Âm có oai đức uy thần công đức và lòng từ bi rất lớn. Ảnh: internet.

Đức Quan Âm có oai đức uy thần công đức và lòng từ bi rất lớn. Ảnh: internet.

Tùy vào hoàn cảnh và căn cơ mà Đức Quan Âm thị hiện ở những hình tướng cụ thể, vì vậy mới có câu:

Đại sĩ Quan Âm rất tuyệt vời

Cánh tay cứu độ khắp muôn nơi

Không đâu cầu thỉnh mà không ứng 

Biển khổ thuyền dông cứu độ thời.

Tuy nhiên lại có nhiều Phật tử đã có thắc mắc về vấn đề sự khác nhau giữa tượng Quan Âm đứng và tượng Quan Âm ngồi. Vấn đề này xin nhắc lại quý Phật tử cần hiểu rõ về hạnh nguyện của Đức Quan Âm và ý nghĩa đích thức của việc thờ Quan Âm là gì? 

Chúng ta thờ tượng Quan Âm cốt là để học được hạnh từ bi, nhẫn nhục của Ngài. Chúng ta thờ tượng Phật Quan Âm là một cách để răn dạy nhân thế sống hướng thiện, không làm những việc xấu, có lỗi với tâm can. Vì vậy chúng ta khi thờ tượng Phật Quan Âm cái chính yếu là luôn luôn ghi nhớ hai đức tính căn bản của Ngài là từ bi và nhẫn nhục, để đem nó áp dụng vào chính bản thân của chúng ta.

Tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm trong văn học và nghệ thuật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm