Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/08/2016, 14:45 PM

Tùy bỉ

Mỗi khi muốn lên tiếng chê bai, chỉ trích, lên án, nói xấu, ném đá… việc gì hay ai đó… theo đám đông thì ta nên dành 1 giây nghĩ đến từ này: Tùy bỉ.

Trong nhà Phật có hạnh (đức tính) gọi là hạnh tùy hỷ, tức là vui theo cái vui của người khác. Ví dụ: khi thấy người khác làm việc tốt, mình không có điều kiện để làm như vậy nhưng mình cảm thấy vui, hết lòng tán thán cổ súy cho việc làm tốt ấy thì đó gọi là hạnh tùy hỷ. Biết tùy hỷ khi thấy người làm việc tốt sẽ đem lại nhân quả, công đức không kém gì với việc mình trực tiếp làm.
 Ảnh minh họa
Những người ích kỷ, ganh tỵ, kém thiện chí, thiếu từ tâm... thường không có hạnh tùy hỷ mà ngược lại, có tật tùy bỉ! Tức là thấy điều hay thì tiết kiệm lời khen nhưng thấy điều dở thì hào phóng lời chê!

Nếu tùy hỷ mang lại phước báu vô lượng thì tùy bỉ đem về tội nghiệt cũng vô lường! Một người gây nghiệp, kéo theo một người gây nghiệp… Nhiều người gây nghiệp sẽ thành cộng nghiệp của xã hội!

Xã hội bây giờ những điều để ta tùy hỷ thì ít mà những việc làm ta dễ… tùy bỉ thì nhiều! Việc xấu, việc sai quá nhiều; truyền thông thì quá nhanh, tin đồn tin vịt thì quá mức, trắng đen lẫn lộn quá tinh vi và phương tiện để mọi người thể hiện mình thì quá phổ biến! Cho nên, nếu thiếu điều chỉnh cảm xúc chúng ta dễ “xách búa đóng đinh” như cậu bé trong câu chuyện kể xưa:

Có một cậu bé hay nổi nóng, sai lầm. Cha cậu bé chỉ cho cậu một bức tường gỗ và bảo mỗi lần cậu thấy mình sai thì hãy đóng một cây đinh lên bức tường gỗ ấy. Khi nào nhận ra lỗi lầm, thấy hối hận, sửa được sai thì hãy nhổ đi một cây đinh. Qua thời gian, bức tường của cậu bé chi chít đầy đinh. Cậu bé trưởng thành, nhận ra những lỗi lầm của mình. Cậu tích cực chuyển hóa, thay đổi. Một thời gian sau, bức tường đã được nhổ sạch hết đinh, cậu vui mừng khôn xiết, khoe với cha. Người cha khen ngợi hết lời nhưng cũng nhẹ nhàng chỉ cho cậu thấy rõ những vết lỗ đinh dày đặc trên thân gỗ: “Nhổ được những cây đinh là điều tuyệt vời, nhưng tuyệt vời hơn là không phải đóng nó lên để rồi nhổ đi và để lại những vết sẹo!”

Khi ta biết hối hận về những sai lầm của mình, biết sửa sai thì những hậu quả của những lỗi lầm đó biết đâu đã làm tổn thương, gây sẹo và di hại.

Đất nước nào trên đường phát triển cũng phải chịu những “lỗ đinh” để lại, nhưng cố gắng hạn chế được những “vết sẹo vô ích” trên mình tổ quốc là tầm của chính quyền và những người dân.

Và tùy bỉ là một hành động góp phần không nhỏ trong việc tạo ra những vết sẹo! Vết sẹo cho người, cho đời... chắc chắn cũng sẽ không đảm bảo cho sự lành lặn của chính mình.

Thu Nguyệt 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm