Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 30/01/2020, 16:33 PM

Văn khấn Rằm tháng Giêng 2020 chuẩn nhất

Tết Nguyên Tiêu là ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt và cũng là ngày chính rằm rất quan trọng trong phong tục Việt Nam. Phatgiao.org.vn xin được trích bài văn khấn Rằm tháng Giêng 2020 chuẩn nhất.

> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Văn khấn tại đây 

Văn khấn Rằm tháng Giêng

Trong tâm thức của người Việt, ngày Rằm tháng Giêng là ngày hầu như các gia đình Việt đến chùa để lễ Phật.

Trong tâm thức của người Việt, ngày Rằm tháng Giêng là ngày hầu như các gia đình Việt đến chùa để lễ Phật.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

-  Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………. ……………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Bài liên quan

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong, vái 3 vái. 

Những điều nên tránh khi đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng

Tết Nguyên Tiêu là ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt. Đây là ngày chính rằm rất quan trọng trong phong tục Việt Nam.

Tết Nguyên Tiêu là ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt. Đây là ngày chính rằm rất quan trọng trong phong tục Việt Nam.

1. Không sắm lễ mặn khi đi lễ chùa. Lễ vật sắm đi chùa không cần quá cầu kỳ, chủ yếu là thành tâm kính lễ, chẳng hạn như hương hoa, trầu cau, hoa quả, xôi chè. Tại nhiều khu vực trong chùa, chỉ được đặt lễ chay. Trong số đó, lễ mặn không được đặt, nhất là ở khu vực Phật điện (chính điện).

2. Lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận đặt ở các khu vực thờ tự khác trong chùa như nơi thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu hay điện thờ khác.

Bài liên quan

3. Không mang tiền vàng mã, tiền thật dâng cúng tại chùa. Nhiều người quan niệm "trần sao âm vậy" nên khi đến chùa kính lễ vẫn mang theo rất nhiều vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ khi đi lễ chùa. Nếu có mua vàng mã thì cũng chỉ dâng lên Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

4. Bên cạnh đó, các gia đình khi đi lễ chùa cũng tuyệt đối không nên đặt tiền thật ở các hương án chính của điện. Rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh.

5. Khi đi lễ chùa, người dân không nên cầu nguyện công danh, tài lộc. Bởi theo quan niệm trong tôn giáo Việt, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho mọi nhà chứ không phù hộ những điều khác.

6. Đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng, không nên ăn mặc phản cảm như váy quá ngắn hay mặc quần short, áo xuyên thấu... Mỗi người hãy mặc trang phục kín đáo, gọn gàng và có thể chọn trang phục có cùng tông màu với loại áo tràng các Phật tử thường mặc đi lễ chùa là màu nâu và lam.

7. Đối với Phật tử, khi lễ chùa hãy mặc áo lễ, đặc biệt, khi đến cửa Phật, mọi người đi nhẹ, nói khẽ... thưa gửi với nhà sư nên chắp tay hình búp sen.

8. Khi đến chùa cần chú ý việc đặt lễ và hành lễ theo thứ tự. Đầu tiên là đặt lễ và thắp hương ở ban thờ Đức Ông. Kế đến, hãy đặt lễ lên hương án của chính điện, sau đó thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường như điện thờ Mẫu, Tứ Phủ.

9. Cuối cùng đến lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu). Sau khi hạ lễ, mọi người hãy đến phòng tiếp khách của ngôi chùa thăm hỏi các vị sư trụ trì và có thể tùy tâm công đức. Tất cả tiền thật đều nên đặt vào hòm công đức chính. Không nên đi "rải" tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm