Thứ tư, 02/08/2023, 08:00 AM

Về thăm chùa Bồng Hinh trên đất Ngọc Trà

Làng Ngọc Trà, xã Quảng Trung (Quảng Xương) có ngôi chùa Bồng Hinh nằm nép mình trong không gian làng quê tĩnh lặng. Ngôi chùa cổ có lịch sử khởi dựng từ xa xưa, gắn liền với nhiều truyền thuyết còn lưu đến ngày nay.

Theo sử liệu và lưu truyền dân gian tại địa phương, vùng đất Ngọc Trà được bồi đắp bởi phù sa sông Yên, có con người đến đây khai phá đất hoang, sinh cơ lập nghiệp từ rất sớm. Ngọc phả của làng kể rằng, xa xưa, vào một năm sau trận mưa to gió lớn, nước sông dâng cao, có cây gỗ lớn vỏ ngoài sần sùi như vảy rồng, thân gỗ màu vàng sẫm từ ngoài sông Yên trôi vào trước làng. Khi người dân vớt lên thì phát hiện thân gỗ tỏa hương thơm ngát, gọi là gỗ Hương Long.

Về thăm chùa Bồng Hinh trên đất Ngọc Trà 1

Người dân đến chùa Bồng Hinh dâng hương, bái Phật.

Từ cây gỗ quý vớt được, với tấm lòng mộ đạo, người dân Ngọc Trà đã cùng nhau phát tâm dựng chùa. Và người dân địa phương tin rằng, chùa Ngọc Trà (hay Bồng Hinh tự) được khởi dựng vào thời Trần. Đến thời Nguyễn, dưới triều vua Tự Đức (1853), trong lúc thanh nhàn đi vãn cảnh, hai ông Lê Đình Triệu và Lê Đình Đức thấy ngôi cổ tự đơn sơ, xuống cấp nên đã cùng nhau phát tâm công đức xây dựng lại chùa Bồng Hinh thêm phần khang trang.

Về thăm chùa Bồng Hinh trên đất Ngọc Trà 2
Về thăm chùa Bồng Hinh trên đất Ngọc Trà 3

Hai văn bia thời Nguyễn hiện còn lưu giữ tại chùa Bồng Hinh.

Về kiến trúc chùa Bồng Hinh thời Nguyễn, theo sách Di tích và danh thắng huyện Quảng Xương: Chùa có kiến trúc hình chữ “Công”, tọa lạc trên nền đất cao, có diện tích gồm 2 mẫu 4 sào. Toàn bộ khuôn viên chùa gồm có chùa chính; cổng tam quan, gác chuông… Chùa được bố trí thành các ban thờ Phật, ban thờ người có công dựng chùa ở nhà Hậu cung; chùa có 2 văn bia ghi công đức người dựng chùa. Ngày nay, tại chùa Bồng Hinh hiện vẫn còn lưu giữ hai văn bia Ngọc Trà xã Hậu Phật bi kí và Hậu Phật bi kí. Trong đó, nội dung văn bia ca ngợi công đức cùng việc thờ cúng 2 ông Lê Đình Triệu và Lê Đình Đức.

Về thăm chùa Bồng Hinh trên đất Ngọc Trà 4

Chuông chùa Bồng Hinh được đúc từ việc phát tâm công đức của người dân và quý Phật tử gần, xa.

Trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, chùa Bồng Hinh đã trở thành nơi mở lớp học; hội họp và là kho chứa lúa gạo. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, chùa Bồng Hinh là nơi đặt Ban Chỉ huy phà Ghép; cầu phao Ngọc Trà; là nơi cứu chữa thương binh… Qua thăng trầm thời gian, ngôi chùa bị xuống cấp toàn bộ (theo sách Di tích và danh thắng huyện Quảng Xương).

Về thăm chùa Bồng Hinh trên đất Ngọc Trà 5

Người dân địa phương làm công quả tại chùa Bồng Hinh.

Theo Đại đức Thích Bản Hoài - Trụ trì chùa Bồng Hinh: “Năm 2004, chùa Bồng Hinh được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Năm 2015, với tấm lòng hảo tâm công đức của bà con nhân dân, quý phật tử xa gần, di tích đã được tôn tạo trên nền móng cũ, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Vào tháng Giêng hằng năm, lễ hội chùa Bồng Hinh bên bờ sông Yên được tổ chức thu hút đông đảo người dân, phật tử trong và ngoài xã về tham gia”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây

Chùa Việt 14:00 13/04/2025

Chùa Ta Kúch Chắs hay còn gọi là chùa Trà Quýt cũ, tọa lạc ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được xem là ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây, với số lượng lên đến hơn 200 cây.

Ngôi chùa cổ đẹp nao lòng bên bờ sông Hậu

Chùa Việt 10:09 10/04/2025

Chùa Nam Nhã nằm bên bờ sông Hậu, có kiến trúc Đông Dương độc đáo, trở thành nơi hành hương và thu hút đông đảo khách du lịch.

Phát hiện chiếc chuông cổ ở chùa Hồng Phúc

Chùa Việt 19:38 08/04/2025

Ngày 19/2/2025, nhằm ngày 22 tháng Giêng, ông Nguyễn Dị Cổ và ông Võ Thái (công chức Văn hóa - xã hội UBND xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn) khi điền dã di tích lịch sử - văn hóa của địa phương đã thấy một chiếc chuông cổ, có thể được đúc vào khoảng năm 1743 ở chùa Hồng Phúc (đường số 1, thôn Hạ Nông Đông).

Khám phá ngôi chùa đẹp, thanh tịnh có nhiều cổ vật ở ngoại thành Hà Nội

Chùa Việt 11:50 08/04/2025

Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 25km, chùa Trung Hậu (hay còn gọi là Tổ đình Trung Hậu, nằm ở thôn Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hút khách tới tham quan, chiêm bái.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo