Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/07/2023, 09:15 AM

Vẻ đẹp ngôi chùa gần nghìn năm tuổi cổ kính nhất Hà Nội

Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả hay Thiên Phúc Tự, tọa lạc dưới chân núi Thầy thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội; là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất Hà Nội

Chùa Thầy được xây dựng dưới thời vua Lý Nhân Tông (1066-1128), và gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh - người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.

01

Chùa Thầy nằm tựa vào núi, trên khu đất hình hàm rồng. Phía trước là sân rộng nhìn ra hồ Long Trì. Ở giữa hồ có thủy đình cổ kính, được ví như viên ngọc rực rỡ trong miệng rồng thiêng. Nơi đây thường trở thành sân khấu của các nghệ sĩ múa rối nước vào các ngày lễ hội.

02
03
04
05

Từ khoảng sân rộng, có hai cây cầu Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều nối sang hai bên tạo thành hai râu rồng.

06

Phần chính của chùa gồm ba tòa nằm song song với nhau: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Tòa ngoài là nhà tiền tế hay chùa Hạ, tòa giữa là trung điện hay chùa Trung, tòa trong cùng là Thượng điện.

Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử, cũng là nơi giảng đạo của các nhà sư. Chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo, bày bàn thờ Phật, 2 bên có 2 tượng Hộ pháp, tượng Thiên Vương. Chùa Thượng nằm ở vị trí cao nhất, tách biệt hẳn so với chùa Hạ và chùa Trung, là nơi đặt tượng Di Đà tam tôn, Thích Ca, tượng ba kiếp (Tăng, Phật và Đế vương) của thiền sư Từ Đạo Hạnh.

07
08

Chùa Thầy sở hữu lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, đặc trưng của thế kỷ XVII. Từng chi tiết được chạm khắc tinh xảo trên mái, cột, cửa… đều thể hiện cái thần và văn hóa của triều đại nhà Lý cách đây gần một nghìn năm.

09

Với những giá trị về lịch sử và văn hóa, chùa Thầy được Nhà nước chính thức công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 (âm lịch), ngày hội chính là ngày mùng 7 tháng 3 hàng năm. Lễ hội chùa Thầy bao gồm hai phần, phần nghi lễ và các diễn xướng dân gian. Hiện chùa còn lưu giữ các nghi lễ chính như: Nghi lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị – lễ cúng yên vị, lễ tế và lễ rước…

10

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Ảnh 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây

Ảnh 12:40 10/11/2024

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.

Xem thêm