Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 16/06/2021, 15:39 PM

Vị tỳ kheo phụng dưỡng mẹ cha già

Mỗi người chúng ta được hiện hữu trên đời này đều nương nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, ví như người đã cho con vay nợ trước. Đối với người con phải có bổn phận biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha đã có công ơn sinh thành dưỡng dục.

Một thuở nọ, Đức Thế tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh thành Sāvatthī. Khi ấy, vị tỳ kheo chí hiếu biết lo phụng dưỡng mẹ cha một cách chu đáo. Hằng ngày, mỗi buổi sáng, vị tỳ kheo đi khất thực cháo đem về dâng cho mẹ cha dùng buổi sáng.

Buổi trưa, vị tỳ kheo mang bát vào trong kinh thành Sāvatthi đi khất thực, đem vật thực về dâng mẹ cha dùng cho no đủ trước. Sau đó, vị tỳ kheo lại đi khất thực một lần nữa, nếu có được vật thực thì Ngài mời mẹ cha dùng thêm. Khi mẹ cha no đủ, Ngài mới dùng phần vật thực còn lại.

Hằng ngày, vị tỳ kheo ấy chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha đầy đủ, không để mẹ cha phải chịu cảnh đói khát. 

Vị tỳ kheo đi khất thực có được vật thực đem về dâng cho mẹ cha dùng no đủ trước, nếu còn thừa thì Ngài mới dùng phần vật thực còn lại  ấy. Vì vậy, đời sống của Ngài có bữa no bữa đói,cho nên thân thể của Ngài càng ngày càng gầy, vì thiếu vật thực.

Mỗi người chúng ta được hiện hữu trên đời này đều nương nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, ví như người đã cho con vay nợ trước.

Mỗi người chúng ta được hiện hữu trên đời này đều nương nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, ví như người đã cho con vay nợ trước.

Nếu có được tấm vải mới nào thì Ngài đem dâng tấm vải mới ấy đến mẹ cha mặc. Nếu mẹ cha xả bỏ tấm choàng cũ thì vị tỳ kheo đem giặt sạch sẽ, rồi nhuộm màu lại vá vào tấm y cũ rách của Ngài, hoặc lượm các tấm vải mà người ta vất bỏ, đem về giặt sạch sẽ, nhuộm màu lại, rồi vá vào tấm y cũ rách của Ngài, cho nên tấm y của Ngài có nhiều miếng vá.

Hằng ngày, vị tỳ kheo ấy chỉ biết lo chăm sóc phụng dưỡng mẹ cha cho được no ấm mà thôi. Về phần Ngài có thân hình gầy ốm, mặc bộ y cũ có nhiều miếng vá.  

Nhìn thấy vị tỳ kheo ấy gầy ốm xanh xao, mặc bộ y cũ có nhiều mảnh vá như vậy, nên các vị tỳ kheo khác hỏi Ngài rằng:

- Này pháp hữu! Trước kia pháp hữu có thân thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, nhưng nay thân thể của pháp hữu gầy ốm xanh xao như vậy, pháp hữu có mắc phải bệnh gì không? 

Pháp hữu không có y mặc hay sao, mặc bộ y quá cũ có nhiều miếng vá như vậy?

Nghe các vị tỳ kheo khác hỏi như vậy, vị tỳ kheo ấy trả lời rằng:

- Này quý pháp hữu! Thật ra, tôi không bị mắc bệnh gì cả. Hằng ngày tôi có bổn phận phải lo chăm sóc, phụng dưỡng mẹ cha già của tôi cho được no ấm.    

- Này quý pháp hữu! Tôi đi khất thực được phần vật thực, đem về dâng lên cho mẹ cha tôi dùng trước, khi mẹ cha tôi đã dùng no đủ, thì tôi mới dùng phần còn lại,  nên có bữa no bữa đói. 

Do đó, thân thể của tôi bị gầy ốm, xanh xao như thế này, vì thiếu vật thực, chứ không bị mắc bệnh gì cả. 

Và nếu khi tôi có tấm vải mới nào thì tôi dâng tấm vải ấy đến mẹ cha tôi mặc. Nếu mẹ cha tôi xả bỏ tấm choàng cũ thì tôi lấy, hoặc tôi lượm tấm vải người ta bỏ, đem giặt sạch sẽ, nhuộm màu lại, rồi vá vào tấm y cũ rách của tôi, cho nên, tấm y của tôi có nhiều miếng vá như vậy.

Đối với người con phải có bổn phận biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha đã có công ơn sinh thành dưỡng dục.

Đối với người con phải có bổn phận biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha đã có công ơn sinh thành dưỡng dục.

Nghe vị tỳ kheo thuật lại như vậy, các pháp hữu bảo với vị tỳ kheo ấy rằng:

- Này pháp hữu! Những thí chủ có đức tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí các món vật thực, vải may y, … cúng dường đến chư tỳ kheo-Tăng, Đức Thế tôn không cho phép tỳ kheo đem những thứ vật thực, vải may y ấy phụng dưỡng người tại gia cư sĩ.  

Như vậy, pháp hữu đã làm việc không nên làm, thật đáng chê trách. 

Nghe lời chê trách của pháp hữu, vị tỳ kheo ấy cảm thấy hổ thẹn.

Chư tỳ kheo ấy đem việc này bạch lên Đức Thế tôn rằng: 

- Kính Bạch Đức Thế tôn, những thí chủ có đức-tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí cúng-dường vật thực, vải may y đến chư tỳ kheo-Tăng, mà vị tỳ kheo ấy đem phần của mình lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ. Bạch Ngài.

Đức Thế tôn cho truyền gọi vị tỳ kheo ấy đến bèn hỏi rằng:

- Này tỳ kheo! Như Lai nghe nói rằng: những thí chủ có đức-tin trong sạch làm phước thiện bố thí cúng dường vật thực, vải may y đến chư tỳ kheo Tăng, con đã đem phần của con lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ. Chuyện ấy có thậy hay không?

Vị tỳ kheo bạch với Đức Thế tôn rằng:

- Kính bạch Đức Thế tôn, chuyện ấy có thật như vậy. Bạch Ngài. 

- Này tỳ kheo! Con đem những vật thực, vải may y lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ ấy. Vậy hai người ấy có liên quan với con như thế nào? 

- Kính bạch Đức Thế tôn, con đem những vật thực, vải may y lo chăm sóc, phụng dưỡng  hai người tại gia cư sĩ ấy, bởi vì hai người này chính là mẹ và cha của con. Bạch Ngài. 

Để cho vị tỳ kheo ấy phát sinh đại-thiện-tâm hoan hỷ, nên Đức Phật tán dương ca tụng rằng: 

Sādhu! Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay! Lành thay! ba lần như vậy.

Đức Thế tôn truyền dạy tỳ kheo ấy rằng:

- Này tỳ kheo! Con đã làm bổn phận người con chí hiếu, biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha, biết chăm lo săn sóc, phụng dưỡng mẹ và cha già. 

bô thí cúng dường

Con đã làm theo truyền thống dòng dõi của chư Đức-Bồ-tát tiền kiếp của Như Lai, dù sinh làm người, dù sinh làm loài thú, loài chim đều có bổn phận biết chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha già.

Đức Bồ tát tiền kiếp của Như Lai đã từng chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha già mù đôi mắt trong thời quá khứ.

Nghe Đức Thế tôn truyền dạy như vậy, chư tỳ kheo kính thỉnh Đức Thế tôn thuyết về tiền kiếp của Ngài.

Tiền thân Đức Phật phụng dưỡng cha mẹ già bị mù

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Đức Phật đến với chúng ta

Đức Phật 09:12 05/11/2024

Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Xem thêm