Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Kinh Định luật nghiệp

Này các đệ tử, trong loài hữu tình, con người chính là chủ nhân của nghiệp, là người thừa kế gia tài của nghiệp. Nghiệp là bào thai, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa; chính nghiệp phân chia thiên sai vạn biệt giữa các hữu tình cũng như loài người

Audio

CHỦ NHÂN CỦA NGHIỆP

Tôi nghe như vầy. Có một hôm nọ, đức Phật ở tại tịnh xá Kỳ Viên do Cấp Cô Độc, thái tử Kỳ Đà phát tâm hiến cúng, có một thanh niên tên là Subha thăm viếng, chào hỏi, đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên rồi bạch Phật rằng:

– Kính bạch Thế Tôn, do vì nhân gì và duyên thế nào mà trong loài người, có gia đình giàu, có gia đình nghèo; có người giàu sang, có kẻ nghèo khó; người nhiều sở hữu, kẻ chẳng có gì; có người sống thọ, có kẻ chết yểu; có người cường tráng, có kẻ bệnh tật, có người đẹp tướng, có kẻ xấu xí; có người quyền bính, có kẻ yếu thế; có người trí tuệ, có kẻ ngu đần? Kính xin Thế Tôn từ bi chỉ dạy.

– Này các đệ tử, trong loài hữu tình, con người chính là chủ nhân của nghiệp, là người thừa kế gia tài của nghiệp. Nghiệp là bào thai, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa; chính nghiệp phân chia thiên sai vạn biệt giữa các hữu tình cũng như loài người. 

NGHIỆP SÁT HẠI, HẬN THÙ

– Kính xin Thế Tôn giải thích rõ hơn những điều ngài dạy về bản chất nghiệp!

– Này các đệ tử, nếu có người nam hoặc là người nữ giết hại tàn nhẫn, bàn tay lấm máu, thích việc đả thương bằng các vũ khí hoặc bằng đao gậy, không có từ bi đối với sự sống của các chúng sanh thì do nghiệp này, sau khi qua đời, tái sinh cõi dữ, như loài động vật. Nếu sanh làm người, sống đời yểu thọ, thường bị bệnh tật, tốn kém tiền bạc, ảnh hưởng sự nghiệp, tâm không được an, khó được hạnh phúc. Nếu có người nào có lòng từ bi, thương xót chúng sinh, bảo vệ mạng sống thì được trường thọ, khỏe mạnh, bình an, không bị não phiền.

– Nếu có người nam hoặc là người nữ bực tức, nóng giận, căm phẫn, chống đối, hay dễ phật lòng, thể hiện bất bình vào việc lớn nhỏ, thì do nghiệp này nhan sắc xấu đi, ảnh hưởng sức khỏe, sau khi qua đời, tái sinh cõi dữ.

– Nếu có người nam hoặc là người nữ có tâm tật đố, tỵ hiềm người khác khi người có được quyền lợi, tài sản, danh tiếng, thành công, nhan sắc, sức khỏe, được người quý trọng thì do nghiệp này, người ấy sẽ bị khổ đau dằn vặt, mất hết hạnh phúc, gặp nhiều quả xấu, lận đận bất an.   

NGHIỆP PHƯỚC BÁU

– Nếu có người nam hoặc là người nữ cung kính cúng dường các bậc chân tu các nhu yếu phẩm, nhờ đó chuyên tâm vào việc tu học, hóa độ chúng sinh thì nhờ phước này gặp nhiều thuận lợi, làm ăn phát đạt, đầy đủ tiện nghi. Nếu có người nào thực tập chia sẻ, giúp người hoạn nạn, bất hạnh, cơ nhỡ thoát cảnh khổ đau thì được hạnh phúc và nhiều phước báu.    

NGHIỆP KIÊU MẠN

– Nếu có người nam hoặc là người nữ có thói kiêu mạn, cho mình số một, ngạo nghễ, bất kính, không biết đảnh lễ những người đáng lạy; không biết nể trọng những người đáng nể; không biết nhường chỗ cho người đáng nhường; không biết nâng đỡ những người đáng giúp thì do nghiệp này không ai quý mến, thường bị cô lập, tâm lý cô đơn, sống trong bất hạnh; đời sau tái sinh vào cảnh giới xấu, gia đình thấp kém.     

THAM VẤN NHÂN QUẢ

– Nếu có người nam hoặc là người nữ biết đến chùa chiền gặp người chân tu, tham vấn đạo lý, đâu là thiện ác, đâu là phạm tội và không phạm tội, điều cần thực hành và điều nên tránh; đâu là hạnh phúc và đâu khổ đau; tôi đã làm gì có ảnh hưởng xấu; tôi phải làm gì để được an vui, đời này đời sau, nhờ biết tham vấn, nên biết đạo lý, sống đời đạo đức, làm nhiều việc lành, đạt nhiều phước báu, đầy đủ trí tuệ, sống trong an vui một cách dài lâu.    

TỐT XẤU DO TA

Này các đệ tử, gieo nghiệp yểu thọ thì gặt đoản thọ; gieo nghiệp sống thọ thì gặt sống lâu; gieo nghiệp khỏe mạnh thì ít bệnh tật; gieo nghiệp phước tướng thì gặt nhan sắc; gieo nghiệp địa vị thì gặt quyền lực; gieo nghiệp phú quý thì gặt tài sản; gieo nghiệp cao quý thì gặt sang trọng; gieo nghiệp mê tín thì gặt si mê; gieo nghiệp vô minh thì gặt bất hạnh. Tất cả các nghiệp, dù lớn hay nhỏ, cố ý, vô tình đều là con đường dẫn đến nghiệp quả. Này các đệ tử, nên nhớ lời ta: “Con người chính là chủ nhân của nghiệp, là người thừa kế gia tài của nghiệp. Nghiệp là bào thai, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa; chính nghiệp phân chia thiên sai vạn biệt giữa các hữu tình cũng như loài người”.      

QUY NGƯỠNG PHẬT PHÁP

Khi đức Phật dạy về bản chất nghiệp và quả của nghiệp, thanh niên Subha tán dương Phật rằng: “Kính lễ Thế Tôn, Người đã dựng đứng những gì bị ngã; Người đã lật ngửa những gì bị úp, Người đem ánh sáng vào trong bóng tối, để người có mặt nhìn thấy mọi vật; chánh pháp của Phật thật là vi diệu. Con xin trọn đời nhận Phật làm thầy, nhận pháp làm thầy, nhận Tăng làm thầy, trọn đời quy ngưỡng, thực tập an vui”.      

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật     (3 lần) 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh A Nậu La Độ

Kinh Phật 15:00 09/04/2024

Đây là những điều mà tôi đã được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Trùng Các, trong rừng Đại Lâm, không xa thành phố Tỳ Xá Ly. Lúc bấy giờ đại đức A Nậu La Độ đang cư trú tại một cái am trong rừng, không xa nơi Bụt ở.

Kinh bồi đắp niềm tin

Kinh Phật 11:45 03/04/2024

Tuệ giác và niềm tin là những báu vật sáng chói nhất. Đó là những châu báu, tài sản cao cấp, trong khi đó thì tất cả các tài lợi, gia sản của thế gian đều vô thường.

Kinh phân biệt chánh tà

Kinh Phật 12:00 18/03/2024

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có người ở trong nhóm tà kiến thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Xem thêm