Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 20/03/2021, 07:23 AM

2 bài học quý báu mà người con Phật học được từ sự kiện xuất gia của Thái Tử Tất Đạt Đa

Thái tử Tất Đạt Đa sống trong cung vàng điện ngọc, có vợ đẹp con ngoan, được nhân dân kính trọng. Nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả để xuất gia với lý tưởng cao cả là cứu khổ cho muôn loài chúng sinh.

Có thể khẳng định rằng, sự từ bỏ ấy thật vĩ đại và để lại nhiều bài học to lớn cho hàng đệ tử Phật sau này. Vậy những bài học mà Phật tử tại gia rút ra được từ sự kiện Đức Phật xuất gia là gì? Kính mời quý Phật tử cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Thường tư duy về sự không bền chắc của dục lạc

Thái tử Tất Đạt Đa đã trăn trở rất nhiều về sinh, già, bệnh, chết; về sự thật cuộc đời; chết rồi còn hay hết, chết rồi đi đâu, chúng ta còn gì sau cái chết? Những trăn trở ấy lớn dần trong tâm Thái tử và sau này đủ sức mạnh để Ngài dứt bỏ danh vọng, địa vị, tài sản, tình duyên ái luyến,... đi tìm cầu chân lý. Sau 5 năm tầm sư học đạo, 6 năm khổ hạnh rừng già, vào đêm thiền định thứ 49 dưới cội cây bồ đề, Ngài đã giác ngộ chân lý đem lại con đường thoát khổ cho muôn loài chúng sinh.

Ý nghĩa ngày Đức Phật Thích Ca xuất gia

Thái tử Tất Đạt Đa quán sát về sự khổ và quyết định xuất gia tìm cầu giải thoát

Thái tử Tất Đạt Đa quán sát về sự khổ và quyết định xuất gia tìm cầu giải thoát

Tư duy về sự từ bỏ của Thái tử Tất Đạt Đa, chúng ta nhận thấy đó là sự từ bỏ vô cùng vĩ đại và bản thân chưa làm được như Ngài. Ngài được sống trong sung túc, ngũ dục đầy đủ mà nhận thấy sự khổ và vô thường của dục lạc. Còn chúng ta rất khó khăn khi phải từ bỏ gia đình dù chỉ một ngày, rất khó từ bỏ thói quen vui chơi, quần áo đẹp, danh vọng, địa vị,... Không những không từ bỏ được, mà đôi khi còn lấn chiếm những thứ không phải của mình; tức là có những hành động ăn cắp như ngoại tình, tranh danh đoạt lợi,... Cho nên, việc từ bỏ tất cả: gia đình, tiền bạc, danh vọng,... để xuất gia là vô cùng khó khăn.

Về vấn đề này, Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Chúng ta có một mái nhà tranh đơn sơ, một hũ gạo, mấy chai tương thôi mà ý tưởng xuất gia, rời bỏ gia đình của mình cũng không bao giờ sinh ra được. Trong kinh, có câu chuyện về một ông lão chỉ có một bà vợ già xấu xí, một con bò, một đống rơm, một ít vật dụng trong nhà. Ngày ngày, ông lão nhìn thấy chư Tăng ôm bát khất thực qua nhà mình, thấy các Ngài thanh thoát, rất đáng quý, nên ngày nào ông cũng ước ao: “Ước gì mình cũng được như các Ngài”. Nhưng đến cuối đời, ông cũng không đi xuất gia nổi. Vì một bà vợ già, một con bò, mấy cái nồi, cái niêu cũng “trói” được ông ấy, khiến ông muốn đi mà không đi được”.

Xuất gia là tối cao quý và khi đi đến cuối con đường ấy thì sẽ đạt được giác ngộ, giải thoát. Nhưng để có được tư duy về sự không bền chắc của dục lạc mà quyết định rời bỏ như Thái tử Tất Đạt Đa, thì quả là điều không dễ dàng nhưng chúng ta cũng phải tập thực hành nuôi chí xuất gia.

Như lời Đại đức chia sẻ: “Người Phật tử sống ở trần gian, nếu chưa đủ nhân duyên xuất gia thì phải tập dần không đắm nhiễm dục lạc, để dần dần mình sẽ có cơ duyên xuất gia, ra khỏi ngôi nhà tại gia của mình. Nhưng muốn làm được điều đó, chúng ta phải có tâm nhàm lìa, phải tư duy để thấy được các dục lạc trần gian là đáng nhàm, đáng chán, không có gì vui và lâu bền”.

Sự hóa độ rộng lớn và cùng khắp của đức Phật

Áp dụng vào cuộc sống tại gia, Đại đức hướng dẫn cách tư duy, quán chiếu để từ bỏ những ham muốn về dục lạc như sau: Giả sử chúng ta có ngôi nhà to đẹp nhưng ngôi nhà ấy rồi cũng hoại. Ngôi nhà cũng chỉ là “cái ngục” giữ chúng ta. Nếu chết mà còn giữ thì có thể sẽ đọa làm con giun, con dế,… ở trong ngôi nhà đó. Tương tự, xe đẹp hay tài sản cũng phải trả lại trần gian khi chúng ta “thở ra không hít vào” được nữa.

Đại đức khẳng định: “Tất cả vật chất trần gian chỉ là phù hoa, tạm bợ, không có cái gì bền chắc, đến thân thể mình cũng có ngày phải bỏ thì không có cái gì của trần gian là không phải bỏ”.

Qua lời Đại đức Thích Trúc Thái Minh, người đệ tử Phật tại gia rút ra được bài học đầu tiên từ sự xuất gia của Thái tử Tất Đạt Đa: Phải thường tư duy, quán sát về sự vô thường không bền chắc của ái dục, tài sản, danh vọng; từ đó khởi tâm xả ly chúng để có cơ duyên xuất gia.

Thường hướng tâm nuôi dưỡng chí nguyện xuất gia

Đại đức chia sẻ: “Trong kinh Bát Đại Nhân Giác, Đức Phật dạy, ở tại gia nhưng phải thường chí nguyện, tâm niệm xuất gia thì sẽ có ngày nào đó, đủ duyên đủ phước, mình sẽ xuất gia; kiếp này chưa được, nguyện kiếp sau sẽ được. Dù già hay trẻ, trong tâm phải ấp ủ hạt giống “sẽ xuất gia”, có hạt giống này thì tương lai, mình sẽ có cơ hội để giải thoát sinh tử. Vì Đức Phật nói, ngôi nhà tại gia là ngục trói buộc chúng ta đủ thứ; là sự ràng rịt hết chồng rồi đến con, hết con rồi đến cháu, hết cháu rồi đến chắt,… rất nhiều mối quan hệ trói buộc chúng ta. Nếu ta không có trí tuệ, không tư duy thì không bao giờ ta dứt ra được”.

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia là một dấu mốc mở ra con đường tới giác ngộ, giải thoát, mang ánh sáng trí tuệ đến cho muôn loài chúng sinh

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia là một dấu mốc mở ra con đường tới giác ngộ, giải thoát, mang ánh sáng trí tuệ đến cho muôn loài chúng sinh

Như lời Đại đức phân tích: Nếu ai cả một đời cũng không sinh ra được ý niệm ngày nào đó sẽ xuất gia thì người ấy chắc rằng sẽ còn nhiều kiếp chìm đắm. Dù mình sống trong gia đình rất giàu có, đầy đủ, nhưng cũng phải khởi được niệm sẽ có ngày xuất gia, thấy cuộc sống tại gia là tù túng, trói buộc, không thể đưa tới giải thoát.

Cho nên, Đại đức căn dặn: “Người Phật tử tại gia phải nuôi chí hướng đến xuất gia, dù chỉ một niệm thôi. Hãy nghĩ về Thái tử Tất Đạt Đa – Ngài với cuộc sống đầy đủ như vậy mà còn dứt bỏ được tất cả. Có ai “trói” mình bằng người vợ xinh đẹp, hiền đức? Ai trói mình bằng đứa con còn đỏ hỏn yêu quý, cả một ngai vàng, một đất nước kỳ vọng vào mình như Thái tử không? Những cái ấy “trói” rất chặt, thế mà Thái tử còn dứt bỏ đi được”.

Nghi thức thế phát xuất gia

Đại đức cũng chia sẻ thêm: “Người Phật tử có tâm hướng đến xuất gia thì sẽ khao khát và chăm chỉ học đạo, thực hành Pháp của Phật, đem lại lợi ích cho mình, gia đình, cộng đồng, xã hội. Nếu không có chí hướng tới việc xuất gia thì tu cũng là tu chơi, học là học vui, đi chùa cho vui, cho khuây khỏa thôi, chứ không phải là người thật lòng học đạo, tu đạo”.

Qua lời giảng trên Đại đức, bài học thứ hai mà người Phật tử tại gia đúc kết được từ sự xuất gia của Thái tử Tất Đạt Đa đó là: Thường nên tư duy về sự trói buộc của dục lạc và hướng tâm tới việc xuất gia để có thể thoát ra khỏi “ngôi nhà phiền não”.

Hy vọng qua những bài học quý báu từ sự xuất gia của Đức Phật, quý Phật tử sẽ có được cách quán chiếu, tư duy để từ bỏ sự tham ái và kiên định trên con đường thực hành thiện nhân quả. Chúc quý Phật tử tinh tấn và an lạc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Cả đêm, rừng Sālā không ngủ

Đức Phật 13:25 22/03/2024

Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng. Đất trời thanh sạch như không nhiễm một chút bụi trần, có lẽ là do có sự hiện thân của một nhân cách siêu việt chăng?

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Đức Phật 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm