Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Kinh Pháp Diệt Tận

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại thành Thượng Mao. Như Lai trong ba tháng nữa sẽ vào Cứu Cánh Tịch Diệt. Lúc đó các vị Bhikṣu [bíc su], chư Bồ-tát, cùng vô số chúng sanh đến chỗ của Phật và họ cúi đầu đảnh lễ sát đất. Thế Tôn tĩnh lặng. Ngài không nói một lời, ánh hào quang cũng không hiện.

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại thành Thượng Mao. Như Lai trong ba tháng nữa sẽ vào Cứu Cánh Tịch Diệt. Lúc đó các vị Bhikṣu [bíc su], chư Bồ-tát, cùng vô số chúng sanh đến chỗ của Phật và họ cúi đầu đảnh lễ sát đất. Thế Tôn tĩnh lặng. Ngài không nói một lời, ánh hào quang cũng không hiện.

Bấy giờ Hiền giả Khánh Hỷ đảnh lễ và thưa với Phật rằng:

"Ở trước và sau khi Thế Tôn thuyết Pháp, Như Lai luôn có hào quang uy nghiêm xuất hiện. Nhưng nay giữa đại chúng, vầng hào quang ấy không hiển hiện nữa. Chắc hẳn, đây phải là do nhân duyên gì? Chúng con mong muốn được nghe nghĩa ý."

Đức Phật vẫn lặng yên không trả lời.

Như thế cho đến khi thỉnh cầu đến ba lần, lúc ấy Đức Phật mới bảo ngài Khánh Hỷ:

"Sau khi Ta vào tịch diệt, lúc Pháp bắt đầu diệt mất ở trong đời ác năm trược, tà ma sẽ rất hưng thịnh. Ma quỷ sẽ giả làm Đạo Nhân để phá hoại Đạo của Ta. Chúng mặc quần áo của người thế tục, ưa thích y phục năm màu, mặc Pháp y sặc sỡ. Chúng uống rượu ăn thịt, giết hại chúng sanh, tham đắm mùi vị, không có lòng từ bi, và còn sân hận đố kỵ.

Tinh thần tín hạnh nguyện trong Kinh A Di Đà

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lúc bấy giờ sẽ có các vị Ứng Chân, Độc Giác, và Bồ-tát. Họ tinh tấn tu đức và tôn kính hết thảy. Các ngài lấy nhân ái làm tông hướng, giáo hóa bình đẳng, thương mến người nghèo, lo lắng người già yếu, và giúp kẻ khốn cùng. Họ luôn khuyên bảo mọi người hộ trì Kinh tượng. Với tấm lòng hiền lành, các ngài làm mọi công đức, không làm hại người khác, luôn hy sinh giúp đỡ, không tự lợi, nhẫn nhục và hòa nhã.

Nếu có những vị như thế thì chúng ác ma Bhikṣu đều sanh lòng ganh ghét, phỉ báng bôi nhọ, xua đuổi trục xuất. Sau đó, do những ác ma này không tu Đạo lập đức nên chùa tháp bỏ hoang vắng, không người sửa sang, rồi sẽ bị hủy hoại. Chúng chỉ tham lam cất giữ tiền tài, không chịu phân phát, và không sử dụng vào việc để tạo phước đức. Chúng sẽ mua bán nô tỳ để trồng trọt, đốt rừng, và giết hại chúng sanh; một chút lòng từ cũng chẳng có.

Sau đó, những nam nô sẽ thành Bhikṣu; những nữ tỳ sẽ thành Bhikṣuṇī [bíc su ni]. Chúng không có đức hạnh, dâm loạn ô uế, nam nữ không cách biệt. Chính những kẻ này sẽ làm Đạo suy yếu và phai mờ đi.

Hoặc có kẻ chạy trốn pháp luật. Chúng sẽ nương dựa vào Đạo của Ta và xin làm Đạo Nhân, nhưng không tu giới luật. Giữa tháng và cuối tháng tuy họ có tụng giới nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do vì chán ghét và lười biếng nên họ chẳng còn muốn nghe nữa.

Chúng không muốn tụng toàn bộ chánh văn mà chỉ tóm lược phần đầu và đoạn cuối. Chẳng bao lâu, việc học Kinh với tụng niệm cũng sẽ chấm dứt. Cho dù còn có người đọc tụng, nhưng họ không hiểu ý nghĩa của câu văn rồi miễn cưỡng cho đó là đúng. Họ lại không hỏi các bậc minh sư, kiêu căng ngã mạn, cầu danh cầu lợi, và làm ra vẻ tao nhã vẻ vang để mong được người cúng dường.

Khi chúng ma Tăng này mạng chung, thần thức của những kẻ ấy liền đọa Địa ngục Vô Gián. Bởi đã phạm năm tội ngỗ nghịch, nên chúng sẽ trải qua Hằng Hà sa kiếp để sanh làm ngạ quỷ và bàng sanh. Khi tội báo đã hết, lại sanh ra ở vùng biên địa--nơi không có Tam Bảo.

Khi Pháp sắp bị diệt, người nữ sẽ trở nên tinh tấn và luôn làm công đức. Ngược lại, người nam lười biếng và không quý trọng Pháp ngữ. Khi nhìn thấy những vị Đạo Nhân, họ xem như là phân đất và hoàn toàn chẳng có tín tâm.

Khi Pháp sắp bị diệt mất, chư thiên khóc lóc, lũ lụt và hạn hán thất thường, ngũ cốc sẽ không còn chín. Bệnh dịch lây lan và giết đi vô số sanh mạng. Dân chúng lầm than, còn quan chức mưu toan tính lợi. Ai nấy đều không thuận theo Đạo lý, ưa thích nhiễu loạn. Kẻ xấu ác gia tăng nhiều như cát trong biển. Người thiện rất hiếm hoi, hầu như chỉ được một hoặc hai người.

Do kiếp sắp tận, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn. Thọ mạng của loài người lại giảm, 40 tuổi thì đầu bạc. Do người nam dâm dục quá độ, tinh dịch cạn kiệt nên phải chết sớm, hoặc chỉ sống đến 60 tuổi. Trong khi tuổi thọ của người nam giảm thì tuổi thọ của người nữ gia tăng đến 70, 80, 90, hoặc đến 100 tuổi.

Lúc bấy giờ, nước lớn sẽ hốt nhiên khởi lên và kéo dài đến vô hạn kỳ, nhưng người đời không tin mà lại xem là việc bình thường. Các loại chúng sanh hỗn tạp, không phân sang hèn quý tiện, chết đuối, chìm đắm nổi trôi, và bị cá rùa ăn nuốt.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

Khi ấy các vị Ứng Chân, Độc Giác, và Bồ-tát sẽ bị chúng ma xua đuổi, trục xuất và không còn tham dự trong chúng hội nữa. Giáo Pháp của ba thừa sẽ lánh vào nơi núi rừng phước đức. Trong yên tĩnh, họ sẽ tìm được sự an vui, tuổi thọ thêm lâu dài. Bấy giờ chư thiên sẽ hộ vệ cho Nguyệt Quang Bồ-tát xuất thế. Các ngài lại gặp nhau và cùng chấn hưng Đạo của Ta đến 52 năm.

Sau đó, Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố và Kinh Phật Lập Chánh Định sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi sau đó diệt mất. 12 Phần Giáo Pháp cũng từ từ biến mất và không bao giờ còn xuất hiện, văn tự cũng không còn thấy nữa. Pháp y của Đạo Nhân sẽ tự nhiên biến thành màu trắng.

Khi Pháp của Ta sắp diệt, nó sẽ như ngọn đèn dầu bừng sáng lên trong chốc lát rồi tắt mất. Khi Pháp của Ta đã diệt, thì nó cũng như ngọn đèn đã tắt. Từ đó về sau, thật khó mà nói chắc điều gì sẽ xảy ra.

Và như thế cho đến vài chục triệu năm sau, lúc Từ Thị Bồ-tát sắp hạ sanh ở thế gian để làm Phật, thiên hạ sẽ thái bình, độc khí tiêu trừ, mưa thấm nhuần điều hòa, ngũ cốc tươi tốt, cây cối to lớn. Loài người sẽ cao đến tám trượng và sống đến 84.000 tuổi. Chúng sanh được độ thoát nhiều không thể tính đếm kể."

Lúc bấy giờ, Hiền giả Khánh Hỷ đảnh lễ và bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Kinh này tên là gì, và chúng con phụng trì như thế nào?"

Đức Phật bảo:

"Này Khánh Hỷ! Kinh này tên là Pháp Diệt Tận. Hãy lưu truyền rộng rãi, công đức có được sẽ nhiều vô lượng không thể tính kể."

Khi bốn chúng đệ tử nghe Kinh này xong, lòng buồn bã và thương xót thảm thiết. Tất cả đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Sau đó, họ đảnh lễ Đức Phật, rồi cáo lui.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)

Kinh Phật 14:35 06/11/2024

Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.

Kinh Thiên sứ

Kinh Phật 06:26 31/10/2024

Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".

Kinh Điều Ngự

Kinh Phật 23:40 28/10/2024

Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:

Phật nói kinh vô thường

Kinh Phật 14:45 03/10/2024

Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?

Xem thêm