Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/06/2016, 10:29 AM

“60 phút mở” – một góc nhìn khác

Suy cho cùng, việc tặng quần áo cho người dân tộc hay mục đích của việc làm từ thiện cũng chỉ là phương tiện mà thôi. Nếu nhìn vấn đề ở một khía cạnh khác thì tất cả mọi việc điều là vì sự hướng thiện, trước tiên đều là vì sự sống của con người. Vì vậy cớ sao chúng ta cứ mất công tranh cãi với nhau để làm gì? Thay vì tranh cãi thì chúng ta nên nhận thức rõ hơn về phương tiện mà chúng ta đang sử dụng. 

“60 phút mở” có lẽ là chủ đề “hot” và gây tranh cãi nhất trên mạng xã hội hiện nay. Ở “60 phút mở”, người tham gia sẽ được "thoải mái" bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình xoay quanh chủ đề của chương trình. 

Sự “tự do”, “thoải mái” bày tỏ ở chương trình này được thể hiện theo đúng nghĩa đen của nó và không hề giống như kịch bản các chương trình trước đây. Đó là sự tranh luận gay gắt, phản bác ý kiến của nhau đến cùng để bảo vệ cho quan điểm của bản thân. Chính vì điều này làm “bùng nổ” một cuộc tranh luận khác trên cộng đồng mạng xã hội.

Và gần đây nhất, chương trình “60 phút mở” lại khiến cộng đồng mạng xã hội “dậy sóng” vì chủ đề “Người ta làm từ thiện vì ai?”

Tại chương trình, MC đưa ra rất nhiều khía cạnh xoay quanh vấn đề vấn đề làm từ thiện. Nổi bật trong đó là sự tranh luận giữa hai luồng ý kiến về việc tặng áo ấm cho người nghèo ở vùng cao hẻo lánh, xa xôi ở nước ta. Một bên đưa ra mục đích của việc làm từ thiện là xuất phát từ cái tâm của bản thân, giúp cho những người nghèo khổ có thêm tấm áo để đỡ phải co ro giữa mùa đông khắc nghiệt nơi vùng cao biên giới. Còn ý kiến phản bác lại cho rằng việc mang áo dưới xuôi tặng cho người nghèo sẽ khiến cho bản sắc dân dộc dần bị mai một.

Cuộc tranh luận diễn ra hơn 40 phút với không khí rất “nóng” và hai bên đều đưa ra rất nhiều lý lẽ để bảo vệ cho quan điểm và lập trường của mình. Tôi nhận thấy đỉnh điểm của cuộc tranh luận chính là hành động chen ngang lời nói để bày tỏ quan điểm của cá nhân một cách mạnh mẽ. 

Trên trang cá nhân của nhà thiết kế Chương Đăng cho rằng: “Một người chưa trình bày hết ý thì một người khác sẵn sàng lao vào, chụp một câu trong cả đoạn để lội ngược dòng, sa đà vào việc bắt bẻ". 

Tôi tự hỏi rằng, liệu một cuộc tranh luận mà thiếu đi sự lắng nghe, sự tỉnh táo để đưa ra các lập luận sắc sảo, đúng trọng tâm vấn đề; thay vào đó chỉ sự là sự chỉ trích, phản bác lẫn nhau thì cuối cùng điều họ nhận được là gì?
 
Tại sao chúng ta không nhìn nhận sự việc ở một góc độ khác và có một cái nhìn nhẹ nhàng hơn?

Nhóm từ thiện ủng hộ quần áo ấm cho người dân nghèo ở vùng cao để giúp họ cải thiện hơn về nhu yếu phẩm và bớt nhọc nhằn hơn giữa cái rét âm độ của mùa đông vùng núi. Chẳng phải họ làm vậy là vì “sự sống” của những người nghèo khổ kia sao?

Còn việc bảo vệ văn hóa, duy trì sự ổn định của một dân tộc, một gia đình hay một làng xã suy cho cùng chẳng phải cũng vì bảo vệ “sự sống” của con người đấy ư?

Trước hết, nếu thiếu quần áo, ta cứ mặc ấm, không phân biệt quần áo bình thường hay quần áo dân tộc. 

Tôi xin phép trích dẫn một câu của nhà văn Nam Cao mà tôi thấy rất tâm đắc: “…trước khi nghĩ đến việc đặt những cái hôn lên cái miệng hoa của người yêu, cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã.” (Trích tác phẩm: "Một chuyện Xuvơnia" - Xuvơnia = Kỷ niệm)

Nhưng có một cách để bảo vệ văn hóa hay hơn, đó chính là bảo vệ văn hóa từ trong tâm thức của những người dân tộc, để họ dù trong hoàn cảnh nào cũng không đánh mất đi nguồn cội của bản thân mình. 

Cũng giống người Việt ta, dù trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc hay bị thực dân Pháp, Mỹ đô hộ, dù cho văn hóa có chịu ít nhiều ảnh hưởng nhưng cái hồn, cái tinh hoa của văn hóa dân tộc vẫn được lưu truyền và gìn giữ từ đời này qua đời khác. Tất cả nằm ở sự nhận thức và ý thức của mỗi cá nhân chúng ta. Chính điều này nắm giữ “cốt tủy” và “vận mạng” văn hóa của cả một dân tộc. 

Dù cho chúng ta có mặc quần áo dân tộc nhưng tâm thức lại “hướng ngoại”, “chạy” ra khỏi những giá trị văn hóa của quê hương, đất nước thì bộ quần áo dân tộc cũng chẳng còn giá trị gì nữa rồi. 

Suy cho cùng, việc tặng quần áo cho người dân tộc hay mục đích của việc làm từ thiện cũng chỉ là phương tiện mà thôi. Nếu nhìn vấn đề ở một khía cạnh khác thì tất cả mọi việc điều là vì sự hướng thiện, trước tiên đều là vì sự sống của con người. Vì vậy dù có trao đổi, thảo luận và có ý kiến trái ngược nhau thì cũng không có vấn đề gì, nhưng đó là thảo luận mở, chứ không nên là sự quy chụp, lên án hay thóa mạ hay công kích tranh cãi với nhau để làm gì?

Thay vì tranh cãi thì chúng ta nên nhận thức rõ hơn về phương tiện mà chúng ta đang sử dụng, mục đích mà chúng ta đang làm?!. 

Kim Tâm
Ghi chú: Bài viết thể hiện góc nhìn riêng, cách hành văn của phật tử trẻ đang sinh sống tại Hà Nội.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm