Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 20/05/2024, 14:25 PM

7 bước hoa sen khi Phật đản sinh và những ý nghĩa đặc biệt mà bạn nên biết

Bảy bước chân của Đức Phật cũng thể hiện ý nghĩa là Ngài đã đi qua và vượt ra khỏi lục đạo luân hồi từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, loài người, A Tu La cho đến loài Trời. Cho nên Ngài bước qua sáu bông hoa sen này, bước qua.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được biết đến là nhân vật có một không hai trong lịch sử nhân loại với nhân cách và trí tuệ siêu việt. Cuộc đời Ngài gắn liền với những sự kiện vi diệu chỉ xuất hiện ở các bậc vĩ nhân. Một trong số rất nhiều sự kiện ấy là: Ngay khi vừa sinh ra, Ngài đã bước đi 7 bước, mỗi bước đều có hoa sen nâng gót. 

Đức Phật là bậc Tôn quý nhất mà khắp muôn người đều kính ngưỡng

Đức Phật là bậc Tôn quý nhất mà khắp muôn người đều kính ngưỡng

Đây quả là một hiện tượng lạ kỳ, khó lý giải. Vậy 7 bước hoa sen hàm chứa điều đặc biệt như thế nào? Kính mời các bạn cùng tìm câu trả lời tại bài viết dưới đây!

Bước chân thứ nhất: Hướng về phương Đông, làm người dẫn đường cho các chúng sinhPhương Đông là hướng mặt trời mọc, mặt trời đem đến ánh sáng cho thế gian. Ngài hướng về phương Đông, thị hiện để chúng sinh biết rằng, Ngài là bậc Đạo Sư tối thượng, là ánh sáng trí tuệ cao quý nhất đem đến cho chúng sinh không chỉ đời này mà còn vô lượng kiếp về sau.

Bước chân thứ hai: Hướng về phương Nam, làm ruộng phước lành của nhân thiênNgài nhìn về phương Nam, thị hiện để chúng sinh biết rằng: Ngài là ruộng phước tối thắng cho tất cả chúng sinh.

Bước chân thứ ba: Hướng về phương Tây, là kiếp cuối cùng luân hồi sinh tửTrong Phật giáo, phía Tây có ý nghĩa là phía ngơi nghỉ. Ngài nhìn về phía Tây, thị hiện cho chúng sinh biết rằng đây là thân cuối cùng của Ngài trong vòng luân hồi sinh tử.

Điều này từng được Đức Thế Tôn thuyết: “Này các thầy tỳ-khưu! Như Lai là bậc tối thượng trong tam giới, là bậc chỉ còn kiếp sống cuối cùng, không còn quẩn quanh trở lại trong tam giới nữa, là bậc tôn quý, vô thượng… không ai sánh bằng”.

Bước chân thứ tư: Hướng về phương Bắc, ngay trong kiếp này chứng đắc Phật quảNgài nhìn về phương Bắc, thị hiện cho chúng sinh biết rằng: Ngài sẽ đắc đạo Vô thượng Bồ Đề ngay trong kiếp cuối cùng này.

Bước chân thứ năm: Nhìn xuống phương dưới, chiết phục binh maBước thứ năm, Ngài nhìn xuống phương dưới, thị hiện cho chúng sinh biết rằng: Sự xuất hiện của Ngài trong cuộc đời này là để hàng phục các loài ma.

Bước chân thứ sáu: Hướng lên phương trên, là chỗ quy y cho nhân thiên sáu cõiBước thứ sáu, Ngài nhìn lên phương trên là cõi Trời, thị hiện cho chúng sinh biết rằng: Ngài là nơi để Trời, người và tất cả chúng sinh quay về nương tựa, thoát ly khỏi luân hồi sinh tử.

Bước chân thứ bảy: Một tay chỉ trời, một tay chỉ đất - bậc tối thượng tôn quýĐến bước chân thứ bảy, Ngài dừng lại, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất và tuyên bố rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Vô lượng sanh tử, ư kim tận hỷ”. Cũng qua câu tuyên ngôn này này của Thái tử thì nhiều người, đặc biệt là các tôn giáo khác cho rằng đạo Phật là đạo vô ngã vị tha, không kiêu mạn, thế nhưng Đức Phật vừa ra đời đã tự tuyên bố “Duy ngã độc tôn” (nghĩa là: Ta là tôn quý nhất), điều này không đúng với tinh thần đạo Phật.

Nhưng tìm hiểu về cuộc đời của Ngài, chúng ta thấy rằng: Đức Phật ra đời với bản nguyện là cứu độ chúng sinh, Ngài là nơi để chúng sinh quy hướng về. Ngài tuyên bố như vậy để cho vũ trụ hoàn cầu này biết rằng: Đấng Tối Tôn đã ra đời, nơi quy hướng, nương tựa của muôn loài đã xuất hiện, để chúng sinh biết đến Ngài, quy hướng về Ngài và được Ngài hóa độ. 

Lời tuyên bố của Ngài là tuyên ngôn bất hủ và là sự thật, không phải là lời kiêu mạn. Ngài là bậc tối thắng thật sự, đức khiêm tốn, khiêm hạ của Ngài thì không ai sánh bằng. Chúng ta còn nhớ câu chuyện khi Ngài chứng đắc quả vị Phật, Ngài dùng thiên nhãn quán sát trong nhân gian xem còn có ai tôn quý, xứng đáng làm thầy để Ngài đến đảnh lễ. Nhưng Ngài không thấy một ai, dù là Trời, người hay trong cõi ma, không một ai có đầy đủ đức, trí như Ngài. Khi ấy, Ngài đã quay về đảnh lễ Pháp, là chân lý mà Ngài đã chứng đạt được. Ngài thành Phật rồi Ngài vẫn tìm thầy để Ngài đảnh lễ thì chúng ta thấy, Đức Phật là bậc có tâm khiêm hạ, tôn kính tối thượng.  

Cho nên, về công hạnh, chân đức và thật đức thì quả thật không một ai bằng Ngài, dù là chư Thiên, Phạm Thiên cũng không thể sánh bằng. Do đó, Ngài tuyên bố mà Ngài không hổ thẹn, bởi lời Ngài tuyên bố là hoàn toàn đúng,  hoàn toàn xác đáng, Ngài xứng đáng là nơi quy hướng của tất cả chúng sinh. 

Bên cạnh đó, Đức Phật cũng tuyên bố rằng: “Nhất thiết thế gian sinh, lão, bệnh, tử” nghĩa là thế gian sinh, lão, bệnh, chết nhưng Ngài đã vượt thoát luân hồi sinh tử.

Bảy bước chân của Đức Phật cũng thể hiện ý nghĩa là Ngài đã đi qua và vượt ra khỏi lục đạo luân hồi từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, loài người, A Tu La cho đến loài Trời. Cho nên Ngài bước qua sáu bông hoa sen này, bước qua. Tất cả sáu cõi Ngài đều không còn nhân để sinh vào sáu cõi này nữa, do vậy Ngài được cách sáu cõi này bởi bông hoa sen.

Ý nghĩa 7 bước hoa sen qua lời chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự thị hiện của Đức Phật, mong muốn dẫn dắt chúng sinh ra khỏi luân hồi sinh tử. Vì vậy, mong rằng, ai ai cũng đều đi theo 7 bước của Ngài để dần thoát ra khỏi những cấu uế, phiền não, tri kiến mê lầm, bước đi trên con đường giác ngộ để giải thoát những khổ đau, được an lạc, hạnh phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm