Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 14/05/2023, 22:25 PM

Ánh sáng ngày Phật Đản sinh

Khi ánh sáng tâm từ, phúc hạnh và sự mẫn tuệ của Người khai sáng dòng mê lạc trú ẩn trong mỗi chúng sinh, soi rọi cõi ta bà bằng năng lượng của lòng từ bi và chánh đạo là khi Phật đã hướng con người ra khỏi lục trần với muôn nghìn bể khổ.

Chính cuộc đời Đức Phật vĩ đại như thế khiến cho yếu tố huyền thoại của Người khi Đản sinh đi vào tâm thức nhân loại như là một huyền sử thiêng liêng, lưu truyền và tồn tại lâu dài trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng.

Lễ Phật Đản là một trong ba Lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (Lễ Phật Đản sinh, Lễ Phật thành Đạo và Lễ Phật nhập Niết bàn). Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8 tháng 4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tổ chức ở Colombo (Tích Lan) diễn ra từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 8 tháng 6 năm 1950, 26 nước thành viên đã thống nhất lấy ngày 15 tháng 4 Âm lịch hằng năm làm ngày Lễ Phật Đản quốc tế. 

Ngày Lễ Phật Đản như dòng nước mát tưới xuống những khói đạn tang thương, xoa dịu những nỗi bất an lo lắng giữa thiên tai dịch bệnh, bằng lòng từ bi, hướng đến hòa bình trên tinh thần bất bạo động.

Ngày Lễ Phật Đản như dòng nước mát tưới xuống những khói đạn tang thương, xoa dịu những nỗi bất an lo lắng giữa thiên tai dịch bệnh, bằng lòng từ bi, hướng đến hòa bình trên tinh thần bất bạo động.

Trong các tư liệu, tương truyền về năm Đức Phật ra đời có rất nhiều năm, khoảng cách chênh lệch nhau đến gần 400 năm, như các năm 1028, 1027, 685, 624, 566, 561, 558, 557, 520, 487, 466… trước Công nguyên. Phổ biến nhất là Đức Phật Đản sinh vào năm 624 trước Công nguyên khi Hoàng hậu Mahamaya nghỉ chân ở vườn Lâm Tỳ Ni thì cơn đau chuyển dạ xuất hiện, Bà bám lấy một gốc cây Vô Ưu (Sala) và sinh ra Thái tử.

Trong ngày Lễ Phật Đản, các Tự Viện thường tổ chức nghi thức tắm Phật, nghi thức này nhằm tái hiện lại hình ảnh Chư thiên tắm mát Đức Phật lúc Người vừa Đản sinh theo như truyền thuyết. 

Giữa sự biến động của Thế giới trong cơn đại dịch Covid-19 và những cuộc chiến tranh nổ ra ở các nước, ngày Lễ Phật Đản năm nay đã mang một thông điệp giá trị về lòng từ bi, giúp cho con người thấu hiểu những cội rễ gây ra thiên tai, dịch bệnh, phải chăng từ sự tàn phá thiên nhiên, tàn sát nhiều chủng loài đã làm mất đi hệ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường sống. Bên cạnh đó, chiến tranh là sự khơi nguồn từ mâu thuẫn chính trị, tham vọng của con người khi muốn thâu tóm và chiếm hữu tài nguyên, nới rộng địa lý, một số quốc gia đã lao vào cuộc chạy đua vũ trang với tham muốn độc tôn vị trí đế cường dẫn đến những cuộc chiến tranh khốc liệt, khiến bao người thương vong, gia đình ly loạn. 

Ngày Lễ Phật Đản như dòng nước mát tưới xuống những khói đạn tang thương, xoa dịu những nỗi bất an lo lắng giữa thiên tai dịch bệnh, bằng lòng từ bi, hướng đến hòa bình trên tinh thần bất bạo động. Người hiện lên như nguồn ánh sáng dẫn dắt chúng sinh ra khỏi những đảo điên, sợ hãi, giải thoát chúng sinh khỏi bế tắc mê lầm và nhận ra nguồn gốc phát sinh đau khổ để biết cách giải trừ, đoạn diệt. Ngày Phật Đản sanh là dịp để mỗi người biết nhìn lại bản ngã trong mình, chú tâm hướng đến đời sống thiện lành, chấm dứt căn nguyên của những mầm tội ác.

Để mừng ngày Khánh Đản Đức Từ Phụ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng và phát nguyện ăn chay, làm những điều phước lành như bố thí, cúng dường, làm từ thiện, phóng sinh, giúp đỡ cho những người nghèo khó…, đây là dịp để mỗi người gieo hạt mầm từ bi và những người khó khăn sẽ được giúp đỡ.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từ bỏ ngai vàng để dấn thân vào con đường tu tập, tìm đến sự giác ngộ và đi đến Niết bàn bằng việc khám phá bốn sự thật của cuộc đời, đó là: khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt khổ và phương pháp diệt khổ (Tứ diệu đế), từ đó Người đã giảng dạy cho chúng sinh biết tìm đến con đường hạnh phúc, Người đã khai mở cho chúng sinh những giá trị đẹp đẽ trong chính bản thân, nếu có chánh niệm, con người sẽ được khai sáng trí tuệ, từ đó sẽ có một đời sống an lạc vững bền. Nếu không có sự xuất hiện của Người, có lẽ chúng sinh vẫn còn lặn ngụp trong muôn ngàn bể khổ.

Mặc dù Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng đến năm 1999, Liên Hiệp quốc cũng đã công nhận ngày Phật Đản sinh là ngày Lễ hội văn hóa tâm linh thế giới, điều đó cho thấy tầm ảnh hưởng của đạo Phật ngày càng phổ biến, Triết lý siêu việt của đạo Phật đã trở thành một trong những đỉnh cao tư tưởng của lịch sử triết học Đông phương và Tây phương, từ đó Phật giáo đã vượt ra khỏi một Tôn giáo và phạm vi tư tưởng triết học. Ở phương Tây, đã có nhiều nhân vật nổi tiếng thực hiện biên soạn, trước tác, biên dịch xuất bản hàng nghìn đầu sách Phật học, triết học Phật giáo trong đó có những xuất bản được Hollywood yêu chuộng và dựng thành phim, cũng như Tiến sĩ John Harding - Phó Giáo sư Đại học Lethbridge, Canada, Điều phối viên Nghiên cứu châu Á đã nhận thấy một hình thái hoàn toàn khác biệt của Phật giáo cùng với sự phát triển của dân số và truyền thông toàn cầu, đã bắt đầu lan rộng khắp thế giới.

Trước những biến động của Thế giới năm 2023, mùa Lễ Phật Đản năm nay trở về đã giúp chúng sinh khơi dậy niềm an lạc, thiện lành bởi những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo, ánh sáng đạo pháp của Người đã góp phần tôn vinh hòa bình cho nhân loại, mang lại sự đoàn kết giữa người với người, xóa bỏ chiến tranh và thù hận, chính vì thế, Ngày lễ Phật Đản rất được coi trọng ở Việt Nam và trên thế giới bởi tính hướng thiện, diệt khổ, hòa bình và chân lý. Là một Phật tử, chúng ta cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được làm con của Phật, được giác ngộ những ý niệm và giáo lý sâu sắc của Người, giúp chúng ta có đời sống an lạc, lương thiện và tinh tấn. Từ ý nghĩa này, ngày Khánh Đản Đức Từ Phụ được xem là ngày gieo trồng “Chân – Thiện – Mỹ” trong mỗi con người, góp phần mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng xã hội, từ đó giúp chữa lành những đau khổ, biến động đầy căng thẳng toàn cầu, thúc đẩy xây dựng môi trường sống lành mạnh, lan tỏa tình yêu thương và mong một đời sống an lạc, yên ổn cho mọi chúng sinh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm