Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 17/09/2020, 08:16 AM

A La Hán là ai?

A La Hán cũng có ba nghĩa giống như Tỳ kheo. Tỳ kheo là nhân của A La Hán, A La Hán là quả của Tỳ kheo; nhân làm Tỳ kheo, tu được chứng quả, trở thành A La Hán.

 A La Hán là ai?

A La Hán hay Thanh Văn (tiếng Phạn: Arahat – Pali: Arahant) có nghĩa là tên gọi của những “người xứng đáng” hay “hoàn thiện”, đó là lý tưởng cao nhất của một đệ tử Đức Phật trong Phật giáo thời kỳ đầu. Người đã hoàn thành con đường dẫn đến giác ngộ và đạt được Niết bàn.

A La Hán cũng có ba nghĩa giống như Tỳ kheo. Tỳ kheo là nhân của A La Hán, A La Hán là quả của Tỳ kheo; nhân làm Tỳ kheo, tu được chứng quả, trở thành A La Hán.

A La Hán cũng có ba nghĩa giống như Tỳ kheo. Tỳ kheo là nhân của A La Hán, A La Hán là quả của Tỳ kheo; nhân làm Tỳ kheo, tu được chứng quả, trở thành A La Hán.

A La Hán cũng có ba nghĩa giống như Tỳ kheo. Tỳ kheo là nhân của A La Hán, A La Hán là quả của Tỳ kheo; nhân làm Tỳ kheo, tu được chứng quả, trở thành A La Hán.

La Hán Trầm Tư dù nghịch cảnh không khởi niệm bất bình

Ứng cúng: Trong khi tu nhân, Tỳ kheo là “khất sĩ”, phải đi xin cơm; lúc viên thành đạo quả, A La Hán là “ứng cúng”, xứng đáng nhận sự cúng dường của trời người; cũng chính là bậc mà trời người nên cúng dường. A La Hán còn gọi là “cúng ứng”, tức nên đi cúng dường các Tỳ kheo khác. Khi Phật tại thế, tất cả Tỳ kheo, mọi người đều phải cúng dường Phật; có một lần, Phật hóa thành người tu đạo đi cúng dường ngược lại các Tỳ kheo, đây gọi là “cúng ứng”.

Sát tặc: Giết những giặc gì? Giết giặc vô minh, giặc phiền não, sáu giặc mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nếu quý vị chứng được quả vị A La Hán, thì những loại giặc nầy đều bị tiêu diệt. Giặc ắt phải giết, thế còn không phải giặc, có giết không? Cũng giết luôn! không chỉ giết giặc, mà không phải giặc cũng giết, đó gọi là “sát tặc” (giết giặc). Thế nào là không phải giặc cũng giết? Vì khi còn ở hàng tiểu thừa Thanh văn, Duyên giác không nhận ra giặc; tu đến địa vị Bồ tát mới nhận ra đó là giặc! Ở địa vị La Hán thì nói là không phải giặc, đến trình độ Bồ tát mới thấy là giặc! Do đó không phải giặc cũng giết.

Vô sinh: Không có sinh, cũng không có diệt. Chứng được quả A La Hán thứ tư, ngộ được vô sinh pháp nhẫn, thấy trong ba ngàn đại thiên thế giới không có một pháp có thể sinh, cũng không có một pháp có thể diệt; cảnh giới nầy không thể nói, không thể bàn, chỉ có thể nhẫn thọ trong lòng, cho nên gọi là “vô sinh pháp nhẫn”.

La Hán là người có thần thông, thần thông nầy là thứ “vô nhập nhi bất tự đắc”, không phải từ ngoài vào nhưng cũng không phải tự có được, phải trải qua một quá trình nỗ lực tu tập mới có được.

La Hán là người có thần thông, thần thông nầy là thứ “vô nhập nhi bất tự đắc”, không phải từ ngoài vào nhưng cũng không phải tự có được, phải trải qua một quá trình nỗ lực tu tập mới có được.

Vị cư sĩ đầu tiên đắc quả A La Hán

Bốn bậc của vị La Hán

La Hán có bốn bậc: sơ quả A La Hán, nhị quả A La Hán, tam quả A La Hán và tứ quả A La Hán.

Sơ quả A La Hán còn có tên gọi là “quả Tu đà hoàn”; quả Tu đà hoàn nầy là quả đầu tiên của A La Hán. Chứng được sơ quả La hán, sinh tử không còn, gọi là “quả vị kiến đạo” (ở vào trình độ thấy được đạo), đây là quả vị thứ nhất. “Tu đà hoàn” là tiếng Phạn, dịch “nhập lưu”, tức là nhập vào dòng chảy pháp tánh của bậc Thánh, đi ngược lại dòng chảy sáu trần của phàm phu”.

Nhị quả A La Hán, gọi là “quả Tư đà hàm”. “Tư đà hàm” là tiếng Phạn, dịch là “nhất lai”; nếu như không tiếp tục tu tiến thì sẽ sinh trở lại cõi trời một lần, cõi người một lần, nên mới gọi nhị quả là “quả nhất lai” (một lần trở lại). Sơ quả còn phải chịu đến bảy lần sinh tử.

Tam quả A La Hán, gọi là “quả A na hàm”. “A na hàm” là tiếng Phạn, dịch là “bất lai”, không còn sinh lại cõi dục chịu sinh tử.

Tứ quả A La Hán là “quả vị vô học”. Vô học là không cần phải học nữa; chứng được quả vị vô học là đã liễu thoát sinh tử. Thế nào gọi là liễu thoát sinh tử? Tức đã chấm dứt “phần đoạn sinh tử”, nhưng vẫn còn bị “biến dịch sinh tử”. 

La Hán là người có thần thông, thần thông nầy là thứ “vô nhập nhi bất tự đắc”, không phải từ ngoài vào nhưng cũng không phải tự có được, phải trải qua một quá trình nỗ lực tu tập mới có được.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa chữ tâm trong đạo Phật

Kiến thức 15:13 09/04/2024

Có thể nói, trọng tâm của Phật giáo không phải thay đổi thế giới mà là thay đổi tâm tánh, thay đổi cách nhìn, niềm tin, và bằng cách đó thay đổi cuộc sống.

Nâng cao trí tuệ cảm xúc theo Phật giáo

Kiến thức 14:00 09/04/2024

Từ xưa đức Phật đã nói đến cảm thọ (cảm xúc) trong nhiều kinh, liên quan trực tiếp đến việc thiết lập đời sống an vui hạnh phúc của con người.

Thức ăn bình yên hạnh phúc

Kiến thức 09:10 09/04/2024

Ăn uống là một nhu cầu vô cùng thiết yếu hàng ngày của con người. Thông thường nói tới ăn uống người ta chỉ nghĩ đến các loại thực phẩm được đưa vào miệng, nhai nuốt để nuôi cơ thể vật lý. Nhưng thức ăn của con người chúng ta không chỉ có thế.

Đủ phước thì con ít mà thành nhiều

Kiến thức 08:45 09/04/2024

Một hôm, nữ cư sĩ thỉnh Đức Phật đến nhà thọ trai, Thế Tôn biết tâm ý của bà nên cố ý hỏi: Bà thiết trai cúng dường Phật, là vì muốn có được phước báo gì? Bà cư sĩ cung kính trả lời: Nếu được phước báo, con xin sinh được bốn đứa con.

Xem thêm