Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 19/03/2020, 08:59 AM

Nguy nga chùa La Hán

Nguy nga, tráng lệ, cổ kính, tao nhã, đó là cảm nhận chung của rất nhiều du khách có dịp đến tham quan chùa La Hán, tọa lạc tại phường 8, Tp Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Ngôi chùa tên chỉ có một chữ và xây dựng từ một giấc mơ

Bà Tào Thị Thái Thụy, người sống cạnh chùa đã 60 năm kể rằng: “Đây là ngôi chùa của dân tộc Hoa nên mọi thiết kế xây dựng đều mang đậm phong cách nghệ thuật Trung Hoa. Gần đây, chùa đã xây dựng mới nhiều cảnh quan rất hoành tráng mang dấu ấn văn hóa Trung Hoa vừa mang đậm bản sắc văn hóa Việt nên nhiều du khách rất ưa thích”.

Tuy nhiên do ngôi chùa tọa lạc trong một con đường không to rộng nên muốn đến đây, chúng tôi đã mất nhiều thời gian để tìm kiếm. Cũng theo lời kể của bà Thụy, sỡ dĩ ngôi chùa nầy có tên “La Hán” bởi hàng trăm năm trước, người Hoa xóm này đã thống nhất xây dựng 18 tượng vị La Hán tại chùa xung quanh những bức tượng Phật.

Chánh điện chùa La Hán

Chánh điện chùa La Hán

Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống

Nhiều cư dân sống quanh chùa còn kể thêm: Trước đây diện tích chùa khá nhỏ, chưa thu hút được nhiều khách thập phương. Khoảng năm 1956, nhiều Phật tử người Hoa đã tự nguyện hiến đất để mở rộng và nâng cấp chùa La Hán đến hôm nay. Đợt trùng tu lớn nhất vào năm 1990 với kinh phí hàng tỷ đồng. Hôm chúng tôi đến, chánh điện chùa đang được nâng cấp với qui mô rất hoành tráng đi kèm với những tiểu cảnh rất kỳ thú, độc đáo được xem là bậc nhất của tỉnh Sóc Trăng tính đến thời điểm này.

Chùa La Hán được xây thành nhiều tầng: tầng trên thờ Phật Thích Ca, Thập Bát La Hán, Thái Thượng Lão Quân và chư Bồ Tát; tầng dưới thờ phụng Thiên Hậu Nương Nương, Bạch hầu Công, Ôn Thần và chư Tiên Cô, Tiên Hữu. Phía sân trước của chùa thờ Phước Đức Lão Ông, tượng Phật Bà Quan Âm, cùng cảnh vật như: ao sen, núi Phổ Đà, đèn bát bửu, các tượng tạc rồng bay phượng múa, đôi ngọc kỳ lân, và còn có hồ rùa với ngôi đình, đặc biệt nhất là hình ảnh của 4 tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng được chế tác rất độc đáo, công phu bên cạnh ngọn núi tháp Phổ Đà.

Ông Liêu Tiến, du khách đến từ Hà Nội cho biết: “Chùa này có quá nhiều hình tượng độc, lạ rất hiếm hoi. Tôi ấn tượng nhất với hình tượng chùa Phổ Đà được xây dựng quá kỳ công, tinh xảo không khác gì những ngôi chùa bên Trung Quốc hiện nay. Cạnh đó tôi đã ghi lại nhiều hình ảnh bên cạnh những con rồng, con phụng (phượng hoàng) rất khổng lồ, đẹp, lạ mắt. Đó là chưa kể đến sự thú vị khi được len lõi vào các hang động toàn đá xanh nguyên khối”.

Tượng chùa Phổ Đà

Tượng chùa Phổ Đà

Vào mỗi dịp lễ, Ban Quản Trị chùa đều tổ chức cúng kiến rất hoành tráng, đặc biệt vào ngày Tết Nguyên Tiêu, chùa đều tổ chức lễ rước đèn, lễ trước bửu tháp. Trong ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) hàng năm, nhà chùa tổ chức cấp phát muối ăn và gạo trắng cho gia đình nghèo khó. Cạnh đó chùa còn thường xuyên hỗ trợ nhà tình thương cho người nghèo, đóng góp quỹ vì người nghèo và quỹ khuyến học, giúp đỡ các gia đình nạn nhân bị lũ lụt, gia đình tang gia nghèo khó. Hằng năm, Ban Quản Trị còn hỗ trợ kinh phí hoạt động cho trường bổ túc Dục Anh (trường của người Hoa) thành phố Sóc Trăng và quỹ phúc lợi cho giáo viên nơi đây.

Đến với chùa La Hán, du khách sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, thư thái trút bỏ những lo toan, tính toan, buồn phiền trong cuộc sống thường nhật, để cảm nhận được vẽ đẹp hùng vĩ, sâu lắng, an nhiên chắc chắn sẽ mang lại nhiều thú vị cho bản thân.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vượt 600 bậc thang chiêm bái tượng Phật khổng lồ ở Bình Định

Chùa Việt 09:10 03/05/2024

Chùa Ông Núi hay Linh Phong Sơn tự là địa điểm văn hóa, tâm linh ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Để chiêm bái tượng Phật ngồi khổng lồ nổi tiếng tại chùa, du khách cần vượt qua “thử thách” đi bộ khoảng 600 bậc thang từ chân đến đỉnh núi Chóp Vung.

Chùa Hải Tạng, ngôi cổ tự linh thiêng, điểm đến tâm linh ấn tượng với “4 không”

Chùa Việt 10:30 02/05/2024

Chùa Hải Tạng không còn xa lạ với người dân Quảng Nam và khách du lịch khi đến với địa phương này. Đây là công trình kiến trúc thờ Phật kết hợp thờ thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân đảo, các thương thuyền cũng như du khách thập phương.

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Khánh Quang

Chùa Việt 12:15 30/04/2024

Chùa Khánh Quang - ngôi chùa cổ kính nắm giữ những dấu ấn lịch sử tôn giáo, văn hóa ở Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Việt 16:00 28/04/2024

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

Xem thêm