Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 24/02/2020, 10:24 AM

Ác ma không thấy đường đi lối về

Đức Phật nhắc nhớ các Tỷ-kheo rằng các dục trưởng dưỡng (kàmagunà) hay các lạc thú ở đời – sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, các xúc êm dịu - luôn luôn là các bẫy sập nguy hiểm, rất dễ mắc phải, cần phải hiểu rõ chúng và cần phải học cách thoát ly chúng thì mới có được cuộc sống an ổn.

> Đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy tại đây 

Chúng được xem như là bẫy sập bởi chúng có sức lôi cuốn hấp dẫn, làm mê say lòng người, kích động và chi phối tâm tư con người, khiến con người trở nên quay cuồng, say đắm, mù lòa, không còn tĩnh táo, sáng suốt, bị mê mờ, bị trói buộc, không tự do, không giải thoát. Chúng cũng được ví như mồi nhữ của Ác-ma, được giăng ra với ý đồ đen tối muốn làm hại người đời, muốn người đời đi theo vàlàm theo ý đồ xấu xa của chúng. Nói cách khác, Phật khuyên người xuất gia cần phải nhận thức cho thật rõ vị ngọt (assàda) của các dục, sự nguy hiểm (àdìnava) và sự xuất ly (nissarana) khỏi các dục hay các lạc thú thể gian thì mới thoát khỏi tai họa ở đời, mới có được sự tiến bộ trong đời sống tu tập, mới có được cuộc sống thanh thản an lạc.

Nhận thức rõ vị ngọt của các dục nghĩa là phải hiểu rõ sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, cảm xúc êm dịu có sức lôi cuốn hấp dẫn, làm say đắm lòng người, có năng lực chi phối mạnh mẽ, làm rối loạn và che mờ tâm tư con người, khiến cho con người trở nên mù lòa, không còn tĩnh táo sáng suốt, là pháp chướng ngại, cần phải thận trọng đề phòng, không nêm xem thường, cần phải xa lánh, không nên gần gũi, thân cận.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hiểu rõ sự nguy hiểm của các dục tức là phải nhận ra sự nguy hại của các dục, thấy rõ tính chất vô thường bất an của sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, cảm xúc êm dịu cũng như các hiểm họa khôn lường do lòng tham muốn các dục gây ra để sinh tâm nhàm chán, sợ hãi mà kiên quyết từ bỏ.

Hiểu rõ sự xuất ly khỏi các dục nghĩa là phải biết rõ cách thức để thoát khỏi sự lôi cuốn hấp dẫn hay năng lực chi phối của sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, cảm xúc êm dịu, nhận thức rõ có con đường, có phương pháp tu tập để chế ngự, khắc phục, chuyển hóa lòng tham dục thành tâm giác ngộ, tâm giải thoát, tâm an lạc. Phương pháp ấy chính là hành Thiền (manabhàvanà) hay tu tập tăng thượng tâm (adhicittabhàvanà) được nói đến trong đạo Phật, một phương pháp tu tập tâm thức làm phát sinh Thiền lạc hay niềm hân hoan an lạc tự nội, có khả năng thay thế dục lạc hay thú vui trần thế, đồng thời có khả năng chuyển hóa các tâm bất thiện (tham dục, sân hận, hôm trầm thụy miên, trạo hối, nghi ngờ) thành các thiện tâm (tẩm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm) đưa đến chứng đắc trí tuệ, đoạn trừ các phiền não, lậu hoặc, chấm dứt hoàn toàn mọi khổ đau. Theo lời Phật, vị Tỷ-kheo nào nhận thức rõ vị ngọt của các dục, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi các dục như vậy thì vị ấy được xem là có khả năng vượt khỏi bộc lưu, không rơi vào bất hạnh, không rơi vào tai họa, không bi Ác ma sử dụng nhưý muốn. Nói khác đi, người xuất gia sẽ có được cuộc sống thanh thảnan lạc, không còn bị các dục chi phối, thoát khỏi mọi trói buộc ở đời, được tự do tự tại, một khi có sự hiểu biết đầy đủ về các dục và có tu Thiền hay nỗ lực chuyển hóa và thanh lọc nội tâm. Bậc Đạo sư nhắc nhở:

“Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, sắc này là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khảý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức…các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân cảm xúc, là khả ải, khá hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hập dẫn. Này các Tỷ-kheo, như vậy, là năm dục trưởng dưỡng. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị trói buộc, bị tham đắm, bị mê say bởi năm dục trưởng dưỡng này, không thấy sự nguy hại củachúng, không biết rõ sự xuất ly khỏi chúng mà thọ dụng chúng, những vị ấy cần phải được hiểu là: “Các người đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, đã bị Ác ma sử dụng như ý muốn”. Này các Tỷ-kheo, như một con nai sống trong rừng bị sập bẫy nằm xuống, con nai ấy cần phải được hiểu là: “Nó đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, đã bị thợ săn sử dụng như ý muốn”. Khi người thợ săn đến, con nai không thể bỏ đi như ý muốn. này các Tỷ-kheo, cũng vậy, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị ở trói bụộc... đã bị Ác ma sử dụng như ý muốn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Này các Tỷ-kheo, những Sa-mòn hay Bà-la-môn nào không bị trói buộc, không bị tham đắm, không bị mê say bởi năm dục trưởng dưỡng này, nguy hại của chúng, biết rõ sự xuất ly khỏivà thọ dụngchúng, những vị ấy cần phải được hiểu là: “Các người không rơi vào bất hạnh, không rơi vào tai họa, không bi Ác ma sử dụng như ý muốn”. Này các Tỷ-kheo, như một con nai sống trong rừng, không bị sập bẫy phải nằm xuống, con nai ấy cần phải được hiểu là: “Nó không rơi vào bất hạnh, nó không rơi vào tai họa, nó không bị người thợ săn sử dụng như ý muốn”. Khi người thợ săn đến, con nai có thể bỏ đi như ý muốn. Này các Tỷ-kheo, cũng vậy, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không bị trói buộc... không bị Ác ma sử dụng như ý muốn.

Chư Tỷ-kheo, ví như con nai sống trong rừng, đi qua đi lại trong rừng, an tâm nó đi, an tâm nó đứng, an tâm nó ngồi, an tâm nó nằm. Tại sao vậy? này các Tỷ-kheo, vì nó vượt khỏi tầm tay của người thợ săn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc, do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là: một vị đã làm Ác Ma mù mắt, đã diệt trừ mọi vết tích, đã vượt khỏi tầm mắtÁc ma. Này các Tỷ- kheo, lại nữa Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi mắt của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo ly hỷ trú xá, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chững và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tướng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tướng, nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức Vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ- kheo ấy được gọi là...đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Sau khi thấy bằng trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn trừ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã làm Ác ma mù mắt, đã diệt trừ mọi vết tích, đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma. Vị ấy đã vượt khỏi mọi triển phược ở đời. An tâm vị ấy đi, an tâm vị ấy đứng, an tâm vị ấy ngồi, an tâm vị ấy nằm. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì vị ấy vượt khỏi tầm tay của Ác ma".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ác ma (Màra) là một từ ngữ được sử dụng trong kinh điển đạo Phật chỉ cho cái xấu ác hay năng lượng xấu ác làm cho con người thành ra mê mờ khổ đau mà điều kiện sinh tồn của nó là tham-sân-si hay các pháp bất thiện. Ở đâu có tham-sân-si hay các pháp bất thiện thì ở đó Ác ma xuất hiện. Tham-sân-si càng nhìều, càng lớn thì Ác ma càng đông, càng mạnh và ngược lại. Do được sinh ra và nuôi lớn bởi các pháp bất thiện tham-sân-si, Ác ma rất lanh lẹ và tinh khôn trong việc tìm kiếm cảnh gới mòn ăn thích hợp. Nó bắt mùi món ăn rất tài tình. Hễ bất cứai thiếu sáng suốt, thiếu tĩnh giác để tâm rơi vào tham hay sân một tí thì nó liền xâm nhập và chi phối ngay tức khắc, dù người ấy có ẩn núp ở đâu. Một khi bị ác ma xâm nhập và chi phối thì con người trở nên rối loạn và mê mờ, không còn tỉnh táo và sáng suốt, mất hết tự chủ, rơi vào tà đạo và chịu nhiều bất hạnh khổ đau.

Do vậy, để tránh Ác ma xâm nhập và chi phối hay nói theo lời Phật là “khiến cho Ác ma mù mắt, không thấy được đường đi lối về”, Đức Thế Tôn khuyên các học trò mình nên hiểu rõ tính chất nguy hại của các dục và nên hành Thiền hay nỗ lực tu tập và phát triển nội tâm. Bởi chỉ có nhận thức rõ các dục là cảnh giới của ma, chỗ dinh dưỡng của ma, chỗ ăn uống của ma1 và nỗ lực tu Thiền định thì mới có thể chiến thắng Ác ma, mới khắc phục được lòng đam mê dục lạc hay các lạc thú thế gian, mới có thể thay thế dục lạc bằng Thiền lạc, mới có thể chuyển hóa tâm tham-sân-si thành tâm vô tham-vô sân-vô si. Nói cách khác, Ác ma hoàn toàn không có cơ hội xuất hiện, không tìm thấy dấu vết để xâm nhập và chi phối một khi tâm thức vị hành giả an trú trong Thiền định, đi lại trong hành xứ an toàn của các pháp môn quán niệm, trở nên trong sạch, vắng lặng, không uế nhiễm, thoát khỏi tham-sân-si. Đức Phật gọi đây là chỗ Ác ma và quyến thuộc của nó không thể đến được, không tìm thấy dấu vết, trở nên mù mắt, không thấy đường đi lối về; vì ở đó tham không có mặt, sân không có mặt, si không có mặt, mọi điều kiện sinh tồn của Ác ma đã dươc loại sạch. Bậc giác ngộ xác nhận:

“Này các Tỷ-kheo, sao gọi là Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Như vậy gọi là vị Tỷ-kheo làm ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đãcảm thọ trước, chứng và trú Thiên thứ tư không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... đường đi lối về.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi tưởng, không tác ý đổi với dị tưởng, nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Như vậy gọi là Tỷ-kheo...đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ. Như vậy, gọi là vị Tỷ-kheo... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có một vật gì”, chứng và trú Vo sở hữu xứ. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy gọi là vị Tỷ-kheo... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định, sau khi thấy mọi vật với trí tuệ, các lậu hoặc được diệt trừ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Tỷ-kheo làm Ác mà mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến ác ma không thấy đường đi lối về. Vị ấy đã vượt khỏi tham trước ở đời".

Tóm lại, để có được cuộc sống thanh thản an lạc, tránh mọi phiền lụy khổ đau do Ác ma gây ra thì con người cần có sự nhận diện cho thật đúng đắn về cuộc đời, thấy rõ tính chất hấp dẫn của nó, hiểu rõ sự nguy hại tiềm ẩn đằng sau mọi lạc thú trần thế, và cần học cách vượt qua mọi cạm bẫy cám dỗ của thể gian. Đó chính là thực hành con đường giới-định-tuệ, con đường của sự nhiếp phục tham-sân-si, thực nghiệm tự do, an lạc mà Đức Phật đã tự thân chứng nghiệm và thâu tóm đầy đủ trong ba luận đề nhấn mạnh về vị ngọt, sự nguy hại và sự xuất ly các dục hay các lạc thú thế gian. Đức Phật là người sống ở thế gian mà không nhiễm trước trần thế, vì lẽ Ngài là bậc giác ngộ trọn vẹn về thế gian và sống với tâm không nhiễm trước thế tục. Ngài không còn bị sắc đẹp, tiếng hay hương thơm, vị ngon, cảm xúc êm dịu làm cho tham đắm, làm cho mê say, làm cho dính mắc, bởi Ngài thấy rõ sự nguy hại tiềm ẩn trong các lạc thú trần thế và và an trú trong nếp sống giới-định-tuệ vượt ra ngoài mọi dính mắc và trói buộc của thế gian.

Người xuất gia quyết tâm đi theo con đường giác ngộ, siêu thoát thế gian của Phật, lẽ tất nhiên cần phải nhận chân cho thật đúng những gì thuộc thế gian và những gì siêu việt thế gian để thiết lập hướng đi đúng đắn, an toàn và có kết quả. Vị ấyphải thực hành con đường xuất thế, phải tập rờidục trưởng dưỡnghay các các lạc thú thế gian, được biết như những thú vui thấp hèn (hìnasulcha), những thú vui làm ô uế thân tâm (mìlhasukha), những thú vui phàm tục (putthujjanasukha), những thú vui không đưa đến thanh cao thánh thiện (anariyasukha), những thú vui đưa đến tranh chấp, tàn hại, tiềm ẩn nhiều hệ lụy khổ đau. Thay vào đó, vị ấy tìm vui trong nếp sống tri túc và hành Thiền, thực chứng niềm hân hoan an lạc tự nội (aiihattasukha) do Thiền định mang lại, được biết như là xuất ly lạc (nekkhamasukha), độc cư an (pavivekasukha), an tịnh lạc (upasamasukha), chánh giác lạc (samboddhasukha), tức những niềm vui hướng thượng, siêu việt thế gian, có khả năng đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, mục đích cứu cánh của đời sống xuất gia. Làm được như thế thì người xuất gia mới được xem là hoàn tất lý tưởng tu học của mình theo nghĩa tự độ và độ tha. Vị ấy vừa có khả năng giải thoát mình khỏi mọi trói buộc vướng lụy của trấn thế, khỏi mọi tầm mắt của Ác ma, vừa có khả năng giúp cho người khác đạt được địa vị tượng tự?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm