Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 31/01/2020, 16:37 PM

Phật pháp cứu tôi khỏi u mê, lầm lạc

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo. Tuổi thơ tôi cũng như bao bạn bè trang lứa khác - phải vui vẻ đón nhận, tập quen thuộc với những cơn gió Lào rát da, những mùa mưa bão ê chề.

> Góc nhìn Phật tử

Mùa hè nắng gay gắt, cánh đồng khô khan, lúa cũng trơ trụi. Ba mẹ cùng dân làng phải vào tận trong rừng, nơi có hồ chứa nước, để đào đất cuốc mương, kéo nước về làng. Ba mẹ lấm lem cực khổ, mồ hôi thấm đầy nương rẫy, để cánh đồng tươi tốt, cho con có những bữa cơm trắng thơm ngon, và những bộ quần áo mới vui tung tăng đến trường.

Bài liên quan

Rồi mùa hè nóng bỏng cũng đi qua, trời chuyển sang mùa mưa bão, nhìn cánh đồng được “uống” đầy bụng nước, ba mẹ xót xa, thân lúa yếu ớt bị gió đánh bầm dập nghiêng ngả, như một cuộc thử thách tử sanh. Vậy mà lũ nhỏ chúng tôi vô tâm vui chơi thỏa thích, chưa hiểu được nỗi lo của ba của mẹ những ngày tới đây sẽ không có gạo để ăn.

Mùa mưa, ba được nghỉ việc. Sợ con ăn không đủ no, ba lại vì con tạo nghiệp sát sanh, làm rọ bắt cá, còn mẹ khoác áo mưa lên nương mót khoai. Tôi hồn nhiên vô tư với cuộc sống đầy đủ mà ba mẹ ban cho, không hề biết đến sự gian nan vất vả của ba mẹ. Cho đến ngày tôi khôn lớn tự lập nghiệp nơi đất khách quê người, trải nghiệm biết bao thử thách, khó khăn rồi mới thấu được nỗi lòng của ba mẹ. Tôi càng thương ba mẹ thật nhiều, thương đến nỗi không biết lấy gì để đền đáp công ơn như trời biển.

Tác giả với cuộc sống an vui nơi cửa thiền - Ảnh: TGCC

Tác giả với cuộc sống an vui nơi cửa thiền - Ảnh: TGCC

Năm ấy, bạn học chung lớp tôi bị tai nạn giao thông đột ngột qua đời. Tôi nhận thấy sự bất an, lo lắng trong lòng, mới ngày hôm qua còn cười nói với nhau mà hôm nay đã cách biệt hai thế giới. Bạn ấy sẽ ra sao sau khi chết, chết có phải là hết không? Những câu hỏi này cứ hiện lên trong tâm trí tôi. Lúc đó tôi chưa biết Phật pháp là gì, tôi cần một người dẫn đường cho tôi đi đúng với tâm nguyện, mong sao sẽ tìm ra được lời giải đáp, để sống cho có giá trị.

Bài liên quan

Thời gian cứ vậy trôi qua, ngoài giờ học, tôi làm thêm ở một nhà hàng hải sản, hàng ngày phải lột da, làm thịt rất nhiều mực, cá. Tôi thấy mình thật tàn nhẫn, nếu đặt bản thân vào những con vật bị giết này thì đau đớn thống khổ biết bao. Cũng từ đó tôi không ăn thịt, cá nữa. Sau này tôi nghỉ việc ở đó, được nhận vào kiểm hàng cho một xưởng may. Ông bà chủ là Phật tử tại gia. Họ ăn chay trường và thích đi chùa làm từ thiện. Cơ duyên đưa đến, tôi được bà chủ dẫn đi tham dự các khóa tu ở chùa Hoằng Pháp (TP.HCM) và các chuyến đi từ thiện. Việc đó khiến tôi tự tin, hạnh phúc và thấy có ý nghĩa.

Những buổi giảng pháp của các sư trong chùa giúp tôi hiểu sâu về đạo Phật, giáo lý nhân quả, và cách chuyển hóa những phiền não khổ đau. Rồi từ những nhân duyên lành đó, “tiếp sức” tôi đến với thiền môn, xuất gia, tu học.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo. Tuổi thơ tôi cũng như bao bạn bè trang lứa khác - phải vui vẻ đón nhận, tập quen thuộc với những cơn gió Lào rát da, những mùa mưa bão ê chề.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo. Tuổi thơ tôi cũng như bao bạn bè trang lứa khác - phải vui vẻ đón nhận, tập quen thuộc với những cơn gió Lào rát da, những mùa mưa bão ê chề.

Bài liên quan

Phật pháp đã cứu cuộc đời tôi ra khỏi những u mê, lầm lạc. Càng tu nhiều, tụng kinh nhiều, gần gũi nghe càng nhiều lời dạy của thầy tổ, tôi càng thấy hạnh phúc, càng thấy Phật pháp thật nhiệm mầu. Hạnh phúc, bình an không nằm đâu xa mà ngay trong hiện tại này. Nhờ đó mà tôi hiểu và tìm được ý nghĩa chân thật của cuộc sống. Cảm ơn cuộc đời đã giúp tôi gặp được Tam bảo để hôm nay tôi được “đầu tròn áo vuông” sống đời an nhiên tự tại trong Chánh pháp của Phật-đà.

Ngày trở về quê hương, lòng tôi tràn ngập hạnh phúc. Tuy chưa đạt được quả vị giác ngộ nào nhưng trải nghiệm những ngày ở trong cửa thiền đã giúp tôi tự tin chia sẻ cho mọi người về ý nghĩa con đường tỉnh thức, giáo lý nhân quả và tập làm chủ hơi thở. Ai nấy đều cảm nhận được niềm hạnh phúc an lạc nhẹ nhàng, có thêm niềm tin, nghị lực trong cuộc sống.

(Chùa Hòa Tiên, 526 Núi Thành, Hòa Cường Nam, TP.Đà Nẵng)

> Tâm sự người tu trẻ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Xem thêm